Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cùng các giải thưởng

che pham sinh hoc, che pham sinh hoc vuon sinh thai, che pham vuon sinh thai, su dung che pham sinh hoc, cach su dung che pham vuon sinh thai, che pham, vuon sinh thai, vuon sinh thai trung viet, phan vi sinh, phan sinh hoc, che pham men vi sinh



Kết quả sử dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái tại Thái Bình

che pham sinh hoc vuon sinh thai xu ly ao nuoi; che pham sinh hoc vuon sinh thai cho cay an qua, che pham sinh hoc; che pham sinh hoc vuon sinh thai; che pham vuon sinh thai; vuon sinh thai


Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Chế phẩm sinh học Vườn sinh thái - Bạn của nhà nông


Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái - Bạn của nhà nông

Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho cây dứa (thơm) ở Ninh Bình

che pham sinh hoc vuon sinh thai dung trong chan nuoi; che pham sinh hoc vuon sinh thai cho cay an qua, che pham sinh hoc; che pham sinh hoc vuon sinh thai; che pham vuon sinh thai; che pham men vi sinh; men vi sinh hoat tinh; men u vi sinh; phan sinh hoc; phan vi sinh;


Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Xây Dựng Trại Gà Bằng Đệm Lót Lên Men

Căn cứ vào hướng gió của địa phương, lựa chọn vị trí cao ráo để xây dựng chuồng trại. Ta có thể làm trại theo kiểu hai mái, hướng mái theo hướng gió, tỷ lệ dài rộng là 3:1, chiều cao 3 mét, đào âm xuống đất 0.3 mét để lót lớp đệm lên men.


Đối với kiểu nổi trên mặt đất sẽ càng đơn giản hơn, và cũng thích hợp khi cải tạo các trại nuôi cũ,ta chỉ cần xây tường cao 0.3-0.4 mét bao quanh ở bốn phía là được.Mặt nền phải là mặt đất (Đối với các trại có nền xi măng,cứ mỗi mét vuông ta khoan từ 10-20 lỗ 10mm), độ dày lớp đệm từ 30-40cm, sau đó cho nấm vi sinh vào là được.

Ta cũng có thể áp dụng kiểu bán nổi, nghĩa là đào âm xuống đất khoảng 15cm, sau đó dùng lớp đất đã đào đấp lên thành chuồng cao 15cm để làm vách ngăn.

Nói chung, chuồng trại chỉ cần có bờ tường với chiều cao 30-40cm để lót lớp đệm lên men là được.

Khi làm chuồng, điều quan trọng nhất là phải thông thoáng,ta có thể dùng quạt hút hoặc làm mát tự nhiên.

Đối với cách thông gió thẳng đứng: trên đỉnh trại nuôi cứ cách vài mét ta gắn một quạt hút hoặc cửa thông gió.

Bên trong trại gà, ta chuẩn bị đầy đủ quay úm gà, quay úm gà gồm có máng ăn, máng uống nước và khu di chuyển,bóng đèn tạo nhiệt v.v...

Ngoài ra, cứ cách vài mét ta nên dựng thêm một dãy kệ bằng lưới, độ cao cách mặt đất khoảng từ 30 đến 40cm, mục đích là để cho gà 50-60 ngày tuổi có thể bay nhảy và tự điều tiết nhiệt độ của bản thân để nâng cao tỷ lệ tăng trọng và sức đề kháng, giảm thiểu các triệu chứng dị ứng có thể gây ra trong quá trình nuôi.

Và ngoài trại nuôi ta nên xây thêm một trại cách ly để xử lý gà bệnh nếu có.

Dưới đây là hình ảnh trại gà 1000 con

Hội Thảo Về Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Trung Việt

dem lot len men, dem lot len men balasa, che pham sinh hoc, che pham sinh hoc vuon sinh thai, che pham vuon sinh thai
Hội thảo về chế phẩm sinh học "Vườn sinh thái Trung - Việt"
Ngày 8-8, tại trụ sở UBND phường Ỷ La (thị xã Tuyên Quang), Công ty Thương mại Trung Việt đã tổ chức hội thảo về chế phẩm sinh học "Vườn sinh thái Trung - Việt". Dự hội thảo có đại diện Sở Nông nghiệp - PTNT, Hội Nông dân tỉnh, Hội Làm vườn tỉnh, Trạm Khuyến nông các huyện, thị xã cùng nhiều hộ nông dân trong tỉnh.

Tại hội thảo, đại diện một số hộ nông dân khẳng định, chế phẩm sinh học Vườn sinh thái Trung - Việt đưa vào sản xuất, bảo đảm chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là sản phẩm hỗn hợp dạng cô đặc được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, không độc, không gây ô nhiễm môi trường; đặc biệt không có các kích thích tố. Chế phẩm sinh học Vườn sinh thái Trung - Việt phù hợp với các loại vật nuôi - cây trồng trên cạn và dưới nước, góp phần cải tạo môi trường đất và nước.

Chế phẩm sinh học Vườn sinh thái do Công ty Thương mại Trung Việt độc quyền phân phối tại Việt Nam. Sản phẩm được Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp phép lưu hành và sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam ngày 5-11-2007.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

Một Số Thắc Mắc Khi Áp Dụng Đệm Lót Lên men


MỘT SỐ THẮC MẮC KHI ÁP DỤNG ĐỆM LÓT LÊN MEN
1. Cách xác định đệm lót lên men cần phải thay mới và cách thay mới? 
- Đệm lót sinh thái sau thời gian sử dụng khoảng một năm, thì ta nên tiến hành thay mới lớp đệm, việc thay mới lớp đệm lót lên men cũng như số lần thay mới được quyết định bởi nhiều yếu tố như chất xơ của lớp đệm lót quá thấp, quá mịn, mật độ nuôi quá lớn sẽ gây nên tình trạng quá tải đối với lớp đệm. Vì vậy, thời gian thay mới và số lần thay mới lớp đệm nên tùy vào từng trường hợp cụ thể để áp dụng cho hiệu quả. 
- Đối với trại gà: Lần 1:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm lót từ 15-20cm, và bổ sung lớp đệm lót lên men mới khoảng 20-25cm; Lần 2 Ta thay mới hoàn toàn. 
 - Đối với trại heo: Lần 1:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm lót từ 10-15cm, và bổ sung lớp đệm lót lên men mới khoảng 12-18cm; Lần 2:Ta lấy đi bề mặt lớp đệm lót từ 20-30cm, và bổ sung lớp đệm mới khoảng 25-35cm. Lần 3: Ta thay mới hoàn toàn. 
Về thời gian thay mới, ta tùy vào loại hình trại nuôi (gà, heo) để xác định thời gian thích hợp. 

2. Dùng đệm lót lên men trong chăn nuôi heo có đòi hỏi gì về vị trí xây chuồng trại không? 
- Vị trí để làm trại nuôi bằng đệm lót lên men trên cơ bản cũng giống như trại nuôi thông thường, nhưng cũng có vài điểm cần lưu ý khi chọn vị trí xây trại: 
+ Nên chọn vị trí có giao thông thuận lợi, điện nước đầy đủ, không có nguồn ô nhiễm công nghiệp, nơi có mặt bằng rộng rãi, nếu có thể đặt ở ví trí hướng Bắc quay về hường Nam thì càng tốt.
+ Đối với vùng đất trũng, nên chọn kiểu đệm lót lên men nằm trên mặt đất. Ngược lại thì ta có thể chọn kiểu nửa trên nửa dưới hoặc hoàn toàn dưới đất.
+ Về chiều cao của chuồng nuôi, từ mái hiên xuống mặt nền ít nhất phải cao từ 2,5m trở lên nhằm đảm bảo trao đổi không khí trong mùa hè oi bức. 

3. Cách duy trì cân bằng cho nấm vi sinh trong lớp đệm lót lên men
- Về vấn đề này, ngoài việc duy trì bằng cách bổ sung nước, ta có thể dựa vào mùi (hoặc độ PH của lớp đệm, độ PH tốt nhất là vào khoảng 5, vì độ PH của phân heo vào khoảng 8.5) để đánh giá xem lớp đệm có hoạt động bình thường hay không. 
Với lớp đệm hoạt động bình thường thì ta có thể ngửi thấy mùi hương nhẹ hoặc có mùi của nguyên liệu làm đệm lót (mùn cưa, dăm bào, trấu v.v...), nhưng khi sử dụng một thời gian thì mùi của nguyên liệu sẽ giảm đi và dần được thay thế bởi mùi của phân khi bị phân hủy, nhưng không hôi thối. Trường hợp khi ngửi thấy mùi của amoniac hoặc mùi hôi nhẹ, thì chứng tỏ phân chưa được phân hủy hoàn toàn, hoặc lượng phân và nước tiểu vượt quá khả năng phân hủy của nấm vi sinh, trong trường hợp này ta có thể tiến hành những bước sau đây: 1. Tăng thêm độ dày cho lớp đệm, nhất là vào mùa lạnh, hoặc những ngày thời tiết chuyển lạnh (áp thấp) và tăng thêm một lượng nhỏ cám bắp. 2. Tăng thêm men vi sinh. 3. Xới cho tơi xốp lớp đệm để tăng thêm lượng ôxy, tăng khả năng lên men. Cách làm này thường dùng khi lớp đệm có tình trạng vón cục hoặc thành phần nước quá cao. 4. Giảm mật độ nuôi. 5. Tăng thêm nguyên liệu cho lớp đệm bằng dăm bào (vì có kích thước lớn hơn mùn cưa) như vậy lớp đệm sẽ trở nên tơi xốp hơn. 

4. Cách quản lý thành phần nước trong lớp đệm lót lên men 
- Vào mùa xuân hoặc mùa mưa có độ ẩm cao, cứ 10-15 ngày là ta có thể tiến hành bổ sung nước cho lớp đệm, chú ý không nên bổ sung nước vào những ngày có nhiệt độ quá thấp. 
- Vào mùa giá rét, ta nên dựa vào độ ẩm của bề mặt lớp đệm để quyết định bổ sung nước, thông thường cứ 5-7 ngày một lần. 
Nói chung chỉ cần đảm bảo độ ẩm nhất định cho bề mặt lớp đệm là được, hoặc ta có thể quan xác bằng mắt thường với hàm lượng nước vào khoảng 30%, lớp đệm có độ xốp và không vón cục là tốt nhất. Với độ ẩm này sẽ không gây ảnh hưởng xấu và cũng không tạo cảm giác quá mát đối với vật nuôi(như gà,heo), ngược lại sẽ rất có ích đối với lớp da của heo. Như ta thường thấy với chuồng nuôi bằng nền xi măng truyền thống, trên lớp da của con heo thường có các đốm đỏ như Đậu, nhưng khi nuôi trên đệm lót sinh thái với một độ ẩm thích hợp thì hầu như không thấy xuất hiện tình trạng này, ngược lại còn tạo cho ta một cảm giác thoải mái khi chăn nuôi. 

5.Sử dụng đệm lót lên men trong chăn nuôi heo có yêu cầu gì đối với thức ăn không? 
- Về cơ bản, thức ăn cho heo khi chúng ta nuôi trên đệm lót lên men không khác biệt gí so với cách nuôi thông thường. Chúng ta có thể dùng hoàn toàn bằng cám công nghiệp hoặc cám tự phối trộn đều được. 

6. Chuồng nuôi bằng đệm lót lên men có thể tiến hành tiêu trùng khử độc không? 
- Dĩ nhiên là được. Nhưng bạn sẽ tự hỏi: Đệm lót lên men hoạt động bằng nấm vi sinh, nếu ta tiến hành tiêu trùng khử độc thì chẳng phải sẽ diệt cả nấm vi sinh? Đúng vậy, khi tiến hành tiêu trùng khử độc thì một lượng nhỏ nấm vi sinh trên bề mặt lớp đệm sẽ bị diệt, nhưng lượng nấm vi sinh bên trong lớp đệm vẫn hoạt động, và sau một thời gian ngắn lượng nấm lại phát triển bình thường nhờ vào quá trình phân hủy chất thải từ vật nuôi. 

7. Tốc độ sinh trưởng của heo nuôi trên đệm lót lên men có nhanh hơn so với cách nuôi thông thường không? 
- Về cơ bản thì heo nuôi trên đệm lót lên men thường tăng trọng nhanh hơn so với cách nuôi thông thường do môi trường sinh sống được cải thiện, giảm thiểu một số dịch bệnh, và quan trọng hơn là có thể tiết kiệm được từ 5-10% lượng thức ăn cũng như nhân công vệ sinh. 

8. Sự thay đổi của nhiệt độ bên trong lớp đệm lót lên men như thế nào? 
- Đa số chúng ta khi sử dụng đệm lót lên men trong chăn nuôi đều rất lo lắng khi bước vào mùa hè oi bức, lớp đệm sẽ không thể hoạt động bình thường, chúng ta thường rất sợ nhiệt độ của lớp đệm tăng quá cao sẽ dẫn đến các ảnh hưởng xấu cho vật nuôi. Trên thực tế chúng ta hoàn toàn không phải lo lắng đến vấn đề này. 
Qua quá trình sử dụng thực tế đã chứng minh, những thay đổi của nhiệt độ trong lớp đệm như sau: 
Giai đoạn đầu khi ta phối trộn nguyên liệu cho nền chuồng (chưa cho vật nuôi vào nuôi) thì nhiệt độ thường từ 35-50 độ C, chủ yếu là nhiệt độ của bột ngô trong quá trình lên men. Sau khi nhiệt lượng của bột ngô đã tiêu hao hết, trong lớp đệm không còn thức ăn cần thiết cho nấm, lúc đó đàn nấm sẽ tồn tại ở dạng ngủ đông(không sinh nhiệt) và sẽ tái sinh nhiệt một khi được cung cấp thêm thức ăn cần thiết như phân heo, phân gà, nhưng số lượng phân này sẽ không thể giúp cho lớp đệm sinh nhiệt một cách toàn diện như giai đoạn đầu khi lên men, và nhiệt độ sẽ không thể cao hơn khi lên men bằng bột ngô, vì vậy bên trong lớp đệm luôn luôn có nhiệt(chủ yếu là do đàn nấm bên trong lớp đệm gặp phải nguồn thức ăn từ phân của heo,gà). Và nhiệt độ thường sẽ như sau: 

Số ngày sử dụng lớp đệm
Nhiệt độ trong lớp đệm 
Diễn giải
1-7
30-50
Khi nhiệt độ ở giữa lớp đệm dưới 35  thì ta có thể cho heo vào nuôi.
8-60
40-28
Thường thì nhiệt độ sẽ duy trì ở khoảng 30 sau 20 ngày
Sau 60
22-33
Cho dù nhiệt độ ngoài tự nhiên xuống thấp dưới 10 thì nhiệt độ bên trong vẫn sẽ đạt đến khoảng 25.

Cho dù nhiệt độ ngoài tự nhiên xuống thấp dưới 10℃ thì nhiệt độ bên trong vẫn sẽ đạt đến khoảng 25℃. 
Ghi chú: Ta lấy nhiệt độ lớp đệm ở độ sâu 30cm, vá cứ càng sâu thì nhiệt độ sẽ càng cao. 

9. Những vấn đề quan trọng nào cần chú ý khi sử dụng đệm lót lên men? 
Tuy rằng mô hình chăn nuôi bằng đệm lót lên men có nhiều ưu điểm cũng như lơi ích hơn so với cách nuôi truyền thống, nhưng cũng cần chú ý đến một số vấn đề quan trọng như sau: 

1. Khi bắt đầu bước vào mùa hè oi bức, nền chuồng tối kỵ nhất là lót quá dày, thường thì độ dày chỉ nên lót từ 30-40cm, nếu lớp độn chuồng quá dày thì trong quá trình lên men cộng với nhiệt độ ngoài tự nhiên sẽ dẫn đến nhiệt độ trong chuồng nuôi tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ của vật nuôi. 

2. Hàm lượng nước trong đệm lót lên men rất quan trọng, một đệm lót đạt chuẩn thì khi đào xuống giữa lớp độn mà không thấy nấm trắng là được, ngoài ra, lớp đệm phải luôn luôn duy trì độ ẩm thích hợp, nghĩa là không gây bụi bẩm trong chuồng nuôi. Trường hợp hàm lượng nước không đủ sẽ gây ra một số hậu quả như sau: 1. Đệm lót không thể hoạt động bình thường. 2. Vào mùa hè vật nuôi không thể yên nghỉ trên lớp đệm. 3. Khi vật nuôi hít phải hạt bụi từ chất độn chuồng sẽ gây ra một số bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như khả năng tăng trọng. 

3. Tránh tình trạng phân heo hoặc nước tiểu ủ đóng, nguyên nhân do heo có thói quen thải phân và nước tiểu ở một khu cố định, gây nên tình trạng phân dồn cục bộ, mặt nền quá ướt, vì vậy cần có sự can thiệp kịp thời. 

4. Tuy áp dụng mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh thái, nhưng các quy trình về chủng ngừa vaccine tuyệt đối phải nghiêm chỉnh chấp hành. 

10. Công việc hàng ngày khi nuôi heo trên đệm lót lên men

- Vào buổi sáng khi cho heo ăn, ta kiểm tra xem có phân heo trên bề mặt đệm lót hay không, nếu có, ta chôn số phân đó vào giữa lớp đệm để nấm vi sinh tiến hành phân hủy, nếu đệm lót có tình trạng vón cục thì ta đánh cho tơi ra là được. 

- Vệ sinh máng ăn cho sạch sẽ trước khi cho ăn, đồng thời kiểm tra xem đàn heo có ăn uống bình thường không, nếu có ta dùng những biện pháp tương ứng để khắc phục. Nếu cần thiết thì cứ 3 đến 5 ngày ta tiến hành tiêu độc một lần. 

- Sau 10-15 ngày ta kiểm tra xem độ ẩm của lớp đệm có đạt chuẩn không(nắm một lớp mùn cưa trên thì và thổi nhẹ, nếu mùn cưa tản ra thì chứng tỏ lớp đệm quá khô cần bổ sung nước), cần chú ý là nếu nhiệt độ thấp hơn 25 độ C thì không nên bổ sung nước. 

Một Số Hình Ảnh Trại Heo Bằng Đệm Lót Lên Men

Đệm lót hơi khô nên mở máy phun sương để giữ ẩm cho lớp đệm 
Ngay ngã 3 của ống nước gắn một cái van khóa để dễ kiểm soát việc phun nước
Sử dụng hệ thống phun này thì mỗi trại nuôi chỉ tốn khoảng 30phút là đã có thể bổ sung nước cho lớp đệm.
Với hệ thống phun sương tự động này sẽ dễ dàng bổ sung nước cho lớp đệm cũng như giải nhiệt cho heo khi gặp thời tiếc khô hanh kéo dài.
Chú heo nhà ta đang vui tắm bên cạnh vòi phun
Cùng chiêm ngưỡng những chú ủn ỉn nhà ta thoải mái vui chơi

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Đệm Lót Lên Men - Lời Giải Ô Nhiễm Trong Chăn Nuôi



Từ 2 mô hình trình diễn do trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội giúp triển khai từ tháng 06/2009 tại các huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng (Nam Định), đến nay phương pháp chăn nuôi sử dụng đệm lót len men bước đầu đã được một số hộ gia đình ở tỉnh Nam Định áp dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là các chuồng trại chăn nuôi tập trung. 

Ngoài tỉnh Nam Định, mô hình này còn được triển khai thí điểm tại Hà Nội và Hưng Yên với tổng kinh phí 100 triệu đồng do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hỗ trợ. Các hộ dân tham gia triển khai mô hình thí điểm được hỗ trợ kỹ thuật và chi phí xây dựng đệm bằng mùn cưa hoặc trấu được ủ lên men bằng chế phẩm sinh học, cũng như được tham gia các khoá tập huấn do các chuyên gia chăn nuôi tổ chức. 

Theo cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần Hải Nguyên, nơi đang hướng dẫn, hỗ trợ nông dân áp dụng mô hình chăn nuôi trên đệm sinh thái và trực tiếp phân phối loại chế phẩm sinh học trên, tại Nam Định hiện có khoảng 50 trang trại áp dụng chăn nuôi sử dụng đệm lót lên men với quy mô 1.000-7.000 con lợn, tập trung chủ yếu tại các huyện Hải Hậu, Trực Ninh và Nam Trực. 

Từ năm 2009 đến nay, Công ty Cổ phần Hải Nguyên cũng đã phối hợp với một số giảng viên của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức trên 10 khoá tập huấn, hội thảo giới thiệu công nghệ đệm lót lên men trong chăn nuôi cho khoảng 500 hộ nông dân tại tỉnh Nam Định và Hà Nam. 

Được biết, chi phí làm đệm lót cho 1 ô chuồng 10 m2 vào khoảng 600-700 nghìn đồng. Nguyên liệu để làm đệm lót len men là các nguồn chất xơ, mùn cưa, bột ngô, bã sắn… Mỗi nền chuồng trộn men vi sinh có thể sử dụng được 4 năm. Thực tế cho thấy đệm lót sinh thái có nhiều ưu điểm như giảm các loại bệnh tiêu hoá và hô hấp cho vật nuôi; tiết kiệm chi phí chăn nuôi; giữ ẩm tốt cho gia súc vào mùa rét. Đặc biệt, loại đệm này giúp giảm tối đa ô nhiễm, mùi hôi thối từ chất thải chăn nuôi vốn gây nên tình trạng bức xúc ở nhiều khu dân cư hiện nay. 

Theo một nghiên cứu của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, phương pháp này tiết kiệm 10% chi phí thức ăn, tăng 5% trọng lượng lợn so với chăn nuôi thông thường, đồng thời tiết kiệm được 80% nước do hoàn toàn không phải tắm, rửa chuồng mà chỉ cho lợn uống nước bằng vòi nước tự động. Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái còn giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm rửa, nền và dọn chuồng. Với phương pháp này một lao động có thể nuôi được 800 con lợn. Đặc biệt, đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi tạo ra được “bức tường lửa” rất hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh dịch có hại như lở mồm long móng, tai xanh, cúm… 

Những kết quả trên cho thấy đệm lót sinh thái là một giải pháp hiệu quả góp phần giải quyết vấn nạn chất thải chăn nuôi đang không ngừng gia tăng ở nước ta. Tuy nhiên, để triển khai rộng mô hình này trong thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thêm về kinh phí và kỹ thuật cho người chăn nuôi. 

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

Đệm Lót Lên Men Sử Dụng Trong Chăn Nuôi Heo

Lợi ích của việc sử dụng đệm lót len men: 

Heo con nuôi trên đệm lót sẽ khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt. Heo nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông da bóng mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh.

1. Đệm lót lên men làm tiêu phân do đó mùi hôi, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm: 

- Cải thiện môi trường sống cho người lao động 

- Tạo cơ hội có thể phát triển chăn nuôi nơi khu dân cư. 

2. Không cần thay phân và rửa chuồng trong quá trình nuôi do đó giảm nhân công, lượng nước và lượng điện dùng. 

3. Giảm tỷ lệ bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy heo con. Vì vậy giảm công và chi phí thuốc. 

4. Sử dụng đệm lót lên men giúp tăng chất lượng đàn heo và chất lượng của sản phẩm 

5. Hạch toán chung khi sử dụng đệm lót lên men trong chăn nuôi heo, người chăn nuôi sẽ lợi: 

- Môi trường không ô nhiễm 

- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên vệ sinh chuồng 

- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên 

I. DIỆN TÍCH, VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ CẤU TRÚC CHUỒNG:

- Chuồng hở, mái kép và diện tích chuồng 10m2 - 20 m2, thích hợp nhất là 20m2 nuôi trên dưới 15 heo thịt. 

- Nền chuồng đất nện chặt, nếu sử dụng chuồng cũ cải tạo lại thì làm loại đệm lót lên men nổi trên mặt, nền xi măng giữ nguyên nhưng phải đục lỗ, mỗi lỗ 4cm, khoảng cách 2 lỗ 30cm. 

- Cần có hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm đệm lót. 

- Máng ăn và vòi nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để giúp heo tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho sự lên men. 

- Máng ăn cao hơn mặt đệm lót khoảng 20cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn. 

- Cần có máng dưới vòi nước tự động để tránh nước chảy vào đệm lót. 

II. THIẾT KẾ ĐỆM LÓT LÊN MEN:

- Tùy thuộc vào chuồng trại được cải tạo hay xây dựng mới mà thiết kế đệm lót chìm, nổi hoặc nửa nổi nửa chìm, nhưng quan trọng nhất là xem vị trí chuồng cao hay thấp so với mực nước ở bên ngoài. Phải đảm bảo đệm lót luôn khô ráo, không bị ngấm nước từ bên ngoài vào làm hỏng. 

- Độ dầy đệm lót 50 - 70cm (độ dầy của đệm lót lên men thường giảm thấp do bị nén khi lên men nên lúc mới làm cần tăng thêm 20%). 

- Cần chú ý bổ sung đệm lót lên men hàng năm nếu bị sụt giảm độ cao. 

- Sử dụng các nguyên liệu có độ sơ cao, không dễ bị làm mềm và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích. Tốt nhất là mùn cưa, vỏ bào kế đến là vỏ lạc, lõi bắp, trấu, thân cây bắp nghiền (độ dài 3 – 5mm) … 

* Phương pháp thực hiện: Thực hiện chuồng 20m2, đệm dày 60cm. 

- Nguyên liệu gồm trấu và mùn cưa (số lượng đảm bảo rải đủ độ dầy 60cm); bột bắp 15 kg; chế phẩm BALASA N01 dùng 2 kg (sản phẩm đã được đăng ký sản xuất, lưu hành trên cả nước). 

- Cách chế 200lít dịch men: Cho 1 kg men gốc và 10 kg bột bắp vào thùng, thêm 200 lít nước sạch, khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trên 24h là có thể dùng được, mùa đông có thể kéo dài đến 48h. Dịch men phải làm trước 1-2 ngày. 

- Cách xử lý bột bắp (trước khi bắt đầu làm đệm lót 5-7 giờ): Lấy khoảng 2 lít dịch men đã làm trước đó cho vào 5 kg bột bắp, trộn ẩm đều sau đó để ở chỗ ấm. 

Các bước làm đệm lót:

- Rải lớp trấu dày 30cm. 

- Dùng vòi phun mưa nước sạch lên lớp trấu, dùng cào đảo để cho trấu ẩm đều và làm phẳng mặt cho đến khi đạt độ ẩm 40% (bốc một nắm trấu trên tay quan sát thấy trấu thấm nước, bóp chặt không thấy nước làm ướt tay). 

- Tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô có trong dịch men lên trên mặt lớp trấu. 

- Tiếp tục rải lớp mùn cưa dầy 30cm lên trên lớp trấu 

- Phun nước sạch đều lên trên mặt, dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều đến khi đạt độ ẩm khoảng 20% (mùn cưa thấm nước trở nên sẫm mầu, lấy một nắm mùn cưa bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời). 

- Rải đều 5 kg bột bắp đã xử lý lên trên mặt lớp mùn cưa. 

- Tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa, tiếp tục rắc đều hết phần bã bắp còn lại lên mặt lớp mùn cưa. 

- Làm phẳng đều toàn bộ bề mặt lớp mùn cưa. 

- Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lon. 

Và quá trình lên men sẽ được thực hiện. 

Chú ý mùa mưa sau khi làm xong đệm lót có thể thả heo vào ngay vì trời lạnh sự lên men chậm do vậy tận dụng nhiệt độ của heo để làm tăng lên men 

Mùa khô: 

- Trong 1-2 ngày đầu đã lên men mạnh đạt nhiệt độ trên 40oC, dưới độ sâu 30 cm có thể đạt nhiệt độ 70oC nhưng duy trì trong thời gian ngắn 

- Sau vài ngày nhiệt độ hạ dần. Bới sâu xuống 30 cm nhiệt độ khoảng 40oC, không còn mùi nguyên liệu, có mùi thơm rượu nhẹ đặc trưng là có thể dùng được 

- Sau khi lên men kết thúc: bỏ bạt phủ, cào cho lớp bề mặt ( sâu khoảng 20 cm ) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả heo. 

III. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ TRONG SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG ĐỆM LÓT LÊN MEN:

Một đêm lót lên men làm tốt có thể sử dụng khoảng 5 - 6 năm nếu sử dụng và bảo dưỡng tốt 

1. Đưa heo vào chuồng 

Trước khi thả có thể nhặt phân heo từ đàn cần thả bỏ vào rải rác một số nơi trên đệm lót để không tạo cho heo có thói quen thải phân một chỗ. 

Mật độ 1,2 m2/con heo lớn, heo nhỏ 0,8- 1m2/con. Qua nghiên cứu nhận thấy với mật độ như trên sẽ đảm bảo sự tiêu hủy hết phân và kéo dài được tuổi thọ của đệm lót 



2. Vấn đề quản lý và bảo dưỡng đệm lót lên men 

- Phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót: 

Tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 20% để đảm bảo cho sự lên men tiêu hủy phân tốt ( Nắm trên tay có cảm giác mùn cưa thấm đều nước , quan sát thấy có mầu thẫm hơn so với khi khô là đạt độ ẩm 20% ) 

Ở độ ẩm 20% này heo sống thoải mái , không cảm thấy khó chịu, da được bảo vệ tốt ít bị ban đỏ nổi mẩn ngứa như nuôi trên nền xi măng. Do đó để đảm bảo cho tầng trên đệm lót không khô hoặc ẩm quá cần: 

+ Đặc biệt tránh cho chuồng bị hắt nước mưa và nước từ vòi uống làm ướt đệm lót. Khi đệm lót bị ướt cần bổ xung chất độn lót khô. 

+ Khi thấy đệm lót bị khô cần phun ẩm bằng vòi phun sương. 

- Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót: 

Đệm lót có tơi xốp thì sự tiêu hủy phân mới nhanh do vậy hàng ngày phải chú ý xới tơi đệm lót sâu 15 cm, đặc biệt ở chỗ đệm lót có hiện tượng kết tảng. 

- Cần thường xuyên quan sát phân: 

+ Nếu phát hiện phân nhiều ở một chỗ cần phải thực hiện vùi lấp ngay. 

+ Nếu lượng phân quá nhiều, không được phân giải hết có thể mang đi. Khi heo có trọng lượng từ 60 kg trở lên thì lượng phân nước tiểu thải nhiều, do heo ít vận động và có thói quen tiêu tiểu tập trung một nơi, nên đệm lót chỗ đó dễ bị hỏng do không tiêu hủy hết phân và nước tiểu, cần có biện pháp để heo không tiêu tiểu tập trung một chỗ. 

+ Nếu có heo bị tiêu chảy nặng thì cần cách ly, chỗ phân heo bệnh cần rắc vôi hoặc phun chế phẩm men sau đó vùi sâu xuống 30cm. 

- Bảo dưỡng đệm lót: 

+ Khi thấy có mùi của nguyên liệu kèm mùi của phân lên men, không có mùi thối là đệm lót đang hoạt động tốt. 

+ Nếu thấy còn phân và mùi thối là lên men không tốt, cần phải xới tung đệm lót ở độ dầy 15 cm để cho tơi xốp trong trường hợp có kết tảng và độ ẩm cao, sau đó bổ sung thêm dịch chế phẩm men; trường hợp do số heo nhiều thì cần điều chỉnh mật độ nuôi cho phù hợp. 

+ Sau 1 - 2 đợt nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm thì bổ sung thêm 5 - 10% chất độn và chế phẩm men. 

3. Vấn đề chống nóng trong mùa hè: 

Có thể thực hiện các biện pháp: 

- Lát gạch hoặc tráng xi măng khoảng 1/3 diện tích nền chuồng để làm chỗ nằm cho heo khi nhiệt độ bên ngoài quá cao; 

- Dùng quạt; 

- Lắp đặt hệ thống phun sương ở từng ô chuồng; 

- Mở toàn bộ cửa để đảm bảo lưu thông không khí. 

4. Vấn đề sử dụng thức ăn: 

- Để phân, nước tiểu được tiêu hủy triệt để và kéo dài tuổi thọ của đệm lót cần kết hợp cho ăn thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa (nhằm giãm thải phân và giãm độ thối của phân, giãm chi phí thức ăn, giãm tỷ lệ mắc bệnh và tăng hiệu quả kinh tế). 

- Cần chú ý cho heo ăn một lượng thức ăn thích hợp, không dư thừa. Nuôi heo bằng đệm lót tăng trọng cao hơn so với nuôi truyền thống mà tiêu tốn thức ăn lại thấp hơn.

Công Thức Phối Trộn Đệm Lót Sinh Thái


Lớp đệm lót trong chăn nuôi gà cũng tương tự như đệm lót trong chăn nuôi heo,nguyên tắc lựa chọn đều như nhau, nhưng chỉ dùng ít hoặc hoàn toàn có thể không dùng đến các thành phần giàu năng lương như cám ngô, vì trong phân gà rất phong phú các chất dinh dưỡng. Dưới đây là ví dụ cho một trại gà 30 mét vuông. 

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho cà phê ở Đắc Lắc

che pham sinh hoc, che pham sinh hoc vuon sinh thai, che pham vuon sinh thai, su dung che pham vuon sinh thai




Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More