Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

ÁP DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC VƯỜN SINH THÁI TRÊN CÂY CAO SU Ở PHÚ RIỀNG - BÙ GIA MẬP - BÌNH PHƯỚC



ÁP DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC VƯỜN SINH THÁI TRÊN CÂY CAO SU Ở PHÚ RIỀNG - BÙ GIA MẬP - BÌNH PHƯỚC

Rời nhà anh Sơn, chúng tôi ngược lên Phú Riềng (Huyện Bù Gia Mập,Tỉnh Bình Phước),nơi mà lịch sử hàng trăm năm qua gắn liền với cây cao su. Phú Riềng là vùng đất đỏ Bazan có khí hậu và địa chất phù hợp với phát triển cây cao su, hầu như nhà nào cũng có cao su, đâu đâu cũng thấy cao su, cao su phủ xanh Phú Riềng và giúp cải thiện đời sống bà con nơi đây rất nhiều.
Giửa cái nắng khắc nghiệt của Phú Riềng, chúng tôi được sự đón tiếp niềm nỡ của chú Lý, một trong những người đầu tiên ở miền Nam áp dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho cây cao su.
Trong ngôi nhà khang trang chú mới làm xong, chúng tôi được chú Lý chia sẽ về tình hình sản xuất ở địa phương cũng như nhiều kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp. Sau đó chú đưa anh em tôi vào thăm vườn ở gần đấy. Tại đây chúng tôi lại thu nhận thêm được nhiều kinh nghiệm để về hổ trợ cho bà con những vùng khác tốt hơn.

 



Chú nhớ lại: “Ban đầu khi đem sản phẩm về, chú cũng bị gia đình phản đối gay gắt vì với số tiền như thế, nhà chú có thể mua cả xe phân. Không nhận được sự đồng tình của vợ, chú dọn ra phòng khách ngủ. Một tháng sau, phần cao su mà chú áp dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái tăng hơn 3 độ mủ so với phần còn lại, đồng thời sản lượng mủ cũng tăng từ 90lit lên 120lit. Gia đình chú rất vui vì với số tiền bỏ ra như thế mà lợi nhuận mang lại thì cao hơn nhiều, vợ chú cũng khuyến khích chú mua chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái về dùng cho cả vườn luôn.”
Sau 2 năm sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái, giờ đây chú Lý đã áp dụng cho cả vườn cao su lẫn vườn điều xen ca cao bên cạnh, cả hai vườn đều mang lại hiệu quả cao: Với vườn điều và ca cao thì ít bệnh hơn, mùa rồi thời tiết bất lợi nhưng năng suất vẫn đảm bảo. Còn vườn cao su thì ngoài chuyện tăng năng suất và tăng độ thì khi người ta ngưng cạo vào cuối mùa, vườn nhà chú vẫn cạo bình thường thêm hai tuần nữa vì cây vẫn xanh và khỏe.
Với kinh nghiệm áp dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trên cao su của mình, chú Lý chia sẽ: Áp dụng trên cao su nhỏ thì mình chỉ cần phun lên lá là tốt nhất. Với cao su lớn thì theo kinh nghiệm áp dụng của chú, với 1ha thì chỉ cần pha 8 lọ chế phẩm Vườn Sinh Thái vào 800lit nước và phun cho 1ha, phun đều từ chảng ba cây cao su trở xuống (vừa tầm tay), cách 2 tháng chú phun 1 lần.
Hai năm qua, chú Lý đã gặt hái được nhiều thành công từ vườn của mình nhờ vào chế phẩm Vườn Sinh Thái. Bên cạnh đó: “Chú cũng giúp cho nhiều hộ ở đây tăng hiệu quả sản xuất nhờ chế phẩm Vườn Sinh Thái, nhiều hộ trồng cao su và chăn nuôi heo trong vùng này. Điển hình là ông kia ở xóm bên cạnh, với vườn cao su ngưng cho mủ, chú mách phun chế phẩm Vườn Sinh Thái để cứu vườn cây. Giờ mười phần thì không chắc chứ thu hoạch được hơn sáu phần.”
Hiện nay, ngành cao su nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung, đang gặp rất nhiều khó khăn (khó khăn về giá nông sản cũng như việc thiên tai và dịch bệnh phát sinh ngày càng nhiều...). Thiết nghĩ, việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi cũng như trồng trọt là vấn đề cần được quan tâm đẩy mạnh. Trung tâm chế phẩm sinh học hy vọng có thể giúp bà con phần nào trong việc tăng năng suất và sản lượng, cải thiện kinh tế trong giai đoạn khó khăn và từ đó chung tay phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vừng.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More