Thực trạng sử dụng đất canh tác nông nghiệp, phân bón hóa học, thuốc BVTV
Những góc nhìn sâu sắc nhất về thực trạng sử dụng đất canh tác nông nghiệp, phân bón hóa học, thuốc BVTV tại Việt Nam, những thách thức về vấn đề an ninh lương thực, an sinh xã hội của Quốc gia sẽ được phân tích và lấy dẫn chứng bằng những con số cụ thể.
Ngoài ra những giải pháp được xem là tối ưu, toàn diện nhằm khắc phục thực trạng sử dụng lãng phí phân bón hóa học, thuốc BVTV sẽ được phân tích, đánh giá dưới góc nhìn chuyên môn một cách chi tiết nhất. Xin mời bà con nông dân cùng các độc giả quan tâm đọc và suy ngẫm.
Với tất cả những tâm huyết cho ngành nông nghiệp cùng với thực trạng ngành nông nghiệp ở Việt Nam đang trong tình trạng báo động, đặc biệt trong những năm gần đây tình hình sử dụng đất canh tác, phân bón hóa học, thuốc BVTV được bà con nông dân tại các vùng miền trên cả nước sử dụng tràn lan không theo quy trình kỹ thuật đã có ảnh hưởng rất tiêu cực tới môi trường, tới an sinh xã hội. Sau đây tôi xin đề cập tới 2 vấn đề lớn, để quý bà con cùng các độc giả có cách nhìn tổng quát về vấn đề này./
I- Thực trạng đất canh tác nông nghiệp của Việt Nam
Hiện nay diện tích đất nông nghiệp ở nước ta đang bị thu hẹp dần qua từng năm (Tính đến năm 2010 giảm hơn 170.000ha, diện tích đất canh tác Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới chỉ khoảng 0,12%). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là: Do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa quá nhanh, đặc biệt những năm gần đây hàng loạt những sân golf xây dựng làm cho đất đai bị hủy diệt (những năm gần đây, các sân golf rộng lớn từ 18-24 thậm chí tới 36 - 42 lỗ có diện tích rộng trên vài chục ha xuất hiện một cách ồ ạt. Người ta chặt cây rừng, san ủi hàng triệu khối đất đá, thay đổi địa hình, phá vỡ cảnh quan tự nhiên để cho ra đời nhiều “điểm đến xanh”, “thiên đường xanh”… mà ẩn dấu phía sau là những mảng xám, màu đen gây hại cho môi sinh, xã hội). Ngoài ra do nhu cầu về sử dụng năng lượng nên chúng ta đã đẩy mạnh việc xây dựng hàng loạt các công trình thủy điện, hồ tích nước làm ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến các diện tích đất nông nghiệp đang canh tác(các công trình này làm ngập các thung lũng, các diện tích cây trồng đang canh tác…). Đó là chưa kể đến một phần diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng vào ngành nuôi trồng thủy sản.
Tất cả các vấn đề trên ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề an ninh lương thực, an sinh xã hội…vì hàng năm dân số nước ta tăng bình quân 1 triệu người. Tuy trước mắt chúng ta vẫn là nước xuất khẩu lương thực khá ổn định, an ninh lương thực quốc gia chưa phải là điều đáng quan ngại. Nhưng cứ với tốc độ chuyển đổi đất như hiện nay đó cũng chính là thách thức lớn của ngành nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới.
Nhu cầu lương thực của cả nước năm 2010 là 42 triệu tấn (tăng 5 triệu so với năm 2005). Với diện tích gieo trồng lúa hiện nay là 7,15 triệu ha thì có thể đạt sản lượng 39-40 triệu tấn thóc (hệ số sử dụng đất trồng 1,8). Như vậy không đáp ứng được nhu cầu lương thực. Trong khi đó, để đảm bảo đến năm 2015 vẫn giữ được diện tích trên là một khó khăn lớn trước sức ép tăng dân số và sức ép về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trước những thách thức trên để tăng sản lượng, chúng ta bắt buộc phải năng suất bằng cách nâng cao trình độ thâm canh, sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc BVTV. Việt Nam là nước sử dụng phân bón hóa học vào hạng cao nhất thế giới dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Bởi vậy làm thế nào vừa nâng cao sản lượng vừa đảm bảo vấn đề môi trường là một công việc mà ngành nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt giải quyết.
Cũng do quá trình thâm canh nên hàng năm Tổng lượng phân bón các loại sử dụng ở Việt Nam xấp xỉ 7,7 triệu tấn. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc sử dụng phân bón chỉ được trên 40% hiệu suất. Ở một số vùng tỷ lệ này còn thấp hơn chỉ khoảng 10-20%. Tức là hàng năm chúng ta mất khoảng 4,62 triệu tấn phân bón, đó chính là một con số rất lãng phí. Trong khi đó tình hình sử dụng thuốc BVTV ở nước ta tăng từng năm, hàng năm lượng thuốc BVTV được sử dụng khoảng 200.000-250.000 tấn. Đặc biệt hầu hết các loại thuốc BVTV ở nước ta đang sử dụng đều phải nhập khẩu từ nước ngoài(Phân bón và thuốc BVTV nước ta nhập khẩu hàng năm khoảng 1,3 tỷ USD).
Trước thực trạng trên đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phi đầu tư cho bà con nông dân như: sử dụng phân bón và luân canh cây trồng hợp lý, hạn chế mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, kết hợp bón phân hữu cơ,..Đặc biệt Việc đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sản xuất phân bón đang là vấn đề đặt lên hàng đầu. Theo đó, giải pháp sử phân bón sinh học, vi sinh học để nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, giảm chi phí sản xuất được bà con nông dân nhiệt tình hưởng ứng.
1 nhận xét:
đất đẹp
Bán Đất Nông Nghiệp Đà Lạt Giá Rẻ
Đăng nhận xét