Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Mô Hình Trồng Dưa Leo Xen Cây Cao Su


Cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời gian kiến thiết cơ bản (từ lúc mới trồng đến khi khai thác mủ lần đầu) khá dài, thường 5- 6 năm. Trong thời gian cao su chưa khép tán thì có thể trồng xen nhiều loại cây trồng khác nhằm tăng thêm thu nhập. Trước đây, gia đình anh Phố trồng xen mì (sắn) trong vườn để có thêm thu nhập nhưng không mấy hiệu quả, hơn nữa cây mì còn làm giảm tốc độ phát triển, sinh trưởng của cao su.

Vì vậy, anh trăn trở tìm hướng đi mới để vừa có thêm thu nhập trong thời gian cây cao su còn nhỏ, vừa không làm ảnh hưởng đến chất lượng đất.
Trồng dưa leo trong vườn cao su là sáng kiến của anh Hồ Ngọc Phố ở ấp 8C, xã Lộc Hòa (Lộc Ninh - Bình Phước). Tuy mới đưa vào thử nghiệm nhưng bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Dẫn chúng tôi thăm mô hình trồng dưa leo xen trong vườn cao su, anh Phố vui vẻ nói: "Tôi mới trồng thử nghiệm trên 6 sào đất vườn cao su, không ngờ hiệu quả kinh tế rất khả quan trong khi chi phí đầu tư thấp. Hiện, bình quân mỗi ngày tôi thu hoạch hơn 1 tạ dưa leo, thương lái đến tận nhà thu mua với giá 6.000 - 8.000 đồng/kg, gia đình có thu 1,8 triệu đồng. Khoảng 1 tuần nữa tôi có thể thu hoạch 1 -1,5 tạ/ngày". Theo anh Phố, trừ chi phí, gia đình có thể thu lãi trên 60 triệu đồng/vụ. 
 


Qua một thời gian tìm tòi, học hỏi, anh thấy trồng dưa leo là thích hợp nhất bởi thời gian thu hoạch nhanh mà còn giữ được độ ẩm cho đất, tạo thuận lợi cho sự phát triển của cao su. Do đó, anh bàn với vợ trồng xen 6 sào dưa leo.

Anh Phố cho biết thêm: "Trồng dưa leo khá đơn giản, chỉ cần chăm sóc đúng kỹ thuật, tưới nước, bón phân đầy đủ, kịp thời là cây sẽ phát triển tốt và cho hiệu quả cao, chi phí cũng không quá lớn".

Về kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa leo, anh Phố tiết lộ, khi mới làm đất, bón phân chuồng và NPK, sau đó rải đều vôi bột lên mặt đất, tới khi cây phát triển phun thuốc trừ sâu 1 lần/tuần.

Việc đưa cây dưa leo vào trồng xen cao su là mô hình mới, sáng tạo bởi diện tích cao su non vẫn còn khá nhiều trên địa bàn tỉnh Bình Phước, góp phần giúp bà con nâng cao thu nhập và ổn định đời sống khi cao su chưa cho mủ.
(Dạ Thảo - Hàn Ngọc)

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Biện pháp chống nóng cho tôm, cá vào mùa hè




Thời tiết nắng nóng sẽ làm môi trường nước của tôm, cá tăng giảm đột ngột. Tác động này có thể kích thích dây thần kinh da làm mất khả năng điều tiết hoạt động của các cơ quan, làm phát sinh ra bệnh và có thể gây chết hàng loạt cho tôm cá. Sau đây là một số kinh nghiệm chống nắng cho tôm cá.



Đối với nuôi cá ruộng:
- Cần bảo đảm lượng nước đầy đủ, tránh nước rò rỉ bằng cách đầm nén chặt bờ.
- Đào mương và tạo các chỗ trũng trong ruộng làm nơi trú ẩn cho cá vào những ngày nắng nóng kéo dài và cũng là nơi tập trung cho cá ăn, thu hoạch cá. Nếu là ruộng nhỏ, đào một chỗ trũng, nếu là ruộng to đào 2-3 chỗ trũng ở giữa ruộng hoặc rìa ruộng. Diện tích chỗ trũng chiếm 2-3% tổng diện tích ruộng.
- Hệ thống mương hình dấu cộng (+) hoặc hình chữ nhật để nối thông giữa các chỗ trũng. Mương rộng 0,5m, độ sâu khoảng 0,5 m.

Đối với ao, hồ nuôi cá, tôm:
- Cần tẩy dọn sạch sẽ, nạo vét bùn, chỉ để lượng bùn vừa phải, sau đó phơi nắng đáy ao thật kỹ trước khi đưa vào nuôi.
- Phân bón cần được ủ kỹ, lượng bón tuỳ theo điều kiện thời tiết và chất nước mà điều chỉnh cho thích hợp.
- Mật độ cá, tôm thả ương nuôi, mật độ trứng ấp không nên quá dày để bảo đảm môi trường đủ ô xy.
- Cho cá, tôm ăn nên áp dụng biện pháp 4 định: định chất lượng, định số lượng, định thời gian và định địa điểm. Nếu thức ăn hằng ngày thừa, phải vứt bỏ.
- Trong vận chuyển cá tôm phải chọn thời tiết có nhiệt độ thích hợp. Nếu nhiệt độ quá cao, phải có biện pháp xử lý hạ nhiệt khi vận chuyển. Nhiệt độ nước chênh lệch trong vận chuyển, đối với cá, tôm cỡ lớn, nhiệt độ thay đổi không quá 5 oC; đối với con giống, không quá 4 oC.
- Thường xuyên theo dõi sự biến đổi của môi trường để bơm nước sạch vào ao, nên dùng máy sục khí để kịp thời bổ sung ô xy cho ao ương nuôi.
Bảo Ngọc

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Chế Phẩm Balasa-N01 Dùng Xử Lý Môi Trường Ô Nhiễm

CHẾ PHẨM BALASA N01 DÙNG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM

1. Chuồng nuôi vịt, ngan... : Nếu nền chuồng bẩn có mùi hôi thì chỉ cần rắc bột BALASA N-01 đều lên mặt nền chuồng

2. Chuồng nuôi lợn : Nếu không làm đệm lót lên men thì có thể dùng chế phẩm BALASA N-01 để xử lý nền chuồng, nơi chứa phân, cống rãnh thoát nước thải để chống ô nhiễm.

3. Bể biogas, Bể phốt, cống rãnh : Dùng rất tốt trong thông tắc và xử lý bể phốt, cống rãnh; xử lý thông tắc bể biogas nhưng không làm mất gas

Liều dùng: 1 kg BALASA N01 dùng xử lý cho 10 m3 hoặc 100m2 bề mặt

CHẾ PHẨM BALASA N01 DÙNG TRONG XỬ LÝ AO, HỒ

Dùng trong chuẩn bị ao nuôi, xử lý làm sạch đáy ao, kiểm soát chất lượng nước và ao hồ

Liều sử dụng: 1 kg BALASA NO1 dùng cho 500 m2 diện tích ao hồ hoặc 900 – 1.000 m3 nước.

Cách dùng: Có thể sử dụng theo 2 cách:

1- Đem 1 kg chế phẩm BALASA NO1 trộn đều với 5 kg cám gạo hoặc bột ngô sau đó cho thêm 2,5 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều sau đó cho vào túi hoặc thùng kín để ủ ở chỗ ấm trong 2 ngày, sau đó mới rắc đều lên toàn bộ đáy ao hay mặt nước. Mục đích của việc ủ lên men chế phẩm với bột để làm tăng lượng vi sinh vật, như vậy tác dụng xử lý sẽ nhanh và mạnh hơn

2- Đem 1 kg chế phẩm BALASA NO1 trộn đều với 5 kg cám gạo hoặc bột ngô, cho vào thùng, cho thêm trên dưới 100 lít nước sạch, khuấy đều sau đó đậy kín, để ủ ở chỗ ấm trong 2 ngày. Khi dùng chỉ cần tưới đều lên toàn bộ đáy ao hay mặt nước. Chú ý khuấy đều dịch men trong khi tưới.

Trong trường hợp đang nuôi, nước trong ao, hồ, đầm nhiễm bẩn, tôm cá bị bệnh nhiều sau khi dùng chế phẩm BALASA N-01 thì chỉ sau một thời gian tùy theo độ nhiễm bẩn của nước, nước không còn mùi hôi và sẽ trong sạch trở lại và tôm cá sẽ không bị mắc bệnh

Khi rắc chế phẩm tôm cá có ăn chế phẩm thì không hề có hại mà ngược lại có thể phòng trị tốt các bệnh truyền qua đường ruột. 

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Chế Phẩm Balasa-N01 Dùng Để Xử Lý Phân

CHẾ PHẨM BALASA N01 DÙNG ĐỂ XỬ LÝ PHÂN

Trong chăn nuôi trâu bò, lợn và gà đẻ lồng tầng…vì một lý do nào đó không thể thể hiện được “ Phương pháp chăn nuôi không mùi ” nên phải dọn phân hàng ngày với số lượng khá lớn, gây ô nhiễm trầm trọng môi trường sống. Để biến khối lượng phân tươi này thành phân vi sinh hữu cơ, không còn mùi thối và có chất lượng cao để bón cho cây trồng, nuôi giun… thì sẽ dùng cách xử lý sau

Liều sử dụng: 1 kg BALASA N01 dùng để xử lý 2- 3 tấn phân tươi

Cách nhân men:
Dùng 1 kg chế phẩm BALASA N01 trộn đều với 5 kg cám gạo hoặc bột ngô sau đó cho thêm hơn 2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều ( đảm bảo độ ẩm nhưng vẫn tơi rời là được), cho vào túi hoặc thùng kín để ủ ở chỗ ấm trong 2 ngày, có mùi thơm và chua nhẹ là được.. Khi nào dùng đem men đã ủ lên men này trộn đều với 5 kg mùn cưa khô hoặc trấu nghiền. Mục đích của việc nhân men trên là để đảm bảo 1 kg chế phẩm có thể xử lý một khối lượng phân lớn.

Cách xử lý phân

1. Phương pháp ủ thành đống

Phương pháp này được thực hiện trên nền đất
Sau khi rải lớp phân dầy 10 cm thì rắc đều một lượt men lên trên mặt, sau đó rắc 5 cm trấu hoặc rơm chặt ngắn hay xơ dừa khô lên trên (mục đích là hút ẩm và tạo độ xốp để lên men tốt). Tiếp tục làm như vậy để tạo thành một đống phân có nhiều lớp. Sau đó đậy thật kín để tránh nước mưa lọt vào trong

Phương pháp này cũng có thể thực hiện trong các hố được đào sâu xuống đất ( nơi đất cao không thấm nước) hoặc trong bể xây

Thời gian ủ trên dưới 1 tháng, khi nào thấy không còn mùi hôi của phân và phân khô tơi xốp là được


2. Trong trường hợp nuôi gà, lợn phải thu dọn phân và bao thì có thể làm như sau

Cứ sau khi thu phân vào bao được một lớp dầy 10 cm thì răc một lượt men đều trên mặt và sau đó rắc một lớp trấu dầy 3 cm lên trê; cứ làm như vậy thành nhiều lớp cho tới khi đủ 1 bao thì thật kín và để ở chỗ ấm để ủ.

Chú ý: Khi rắc men phải chú ý phân chia đều số lượng men để có thể rắc đủ cho một khối lượng phân cần ủ

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2012

Kỹ Thuật Làm Đệm Lót Trong Chăn Nuôi Lợn

KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT LÊN MEN TRONG NUÔI LỢN

Sử dụng chế phẩm để sử lý đệm lót sẽ đem lại các lợi ích sau:

1. Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy:

- Cải thiện môi trường sống cho người lao động

- Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc

2. Sẽ không phải thay dọn phân và rửa chuồng trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng , lượng nước và lượng điện dùng

3. Giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chẩy ở lợn đặc biệt là lợn con. Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị con vật bị bệnh

4 . Tăng chất lượng đàn lợn và chất lượng của sản phẩm

Lợn con nuôi trên đệm lót sẽ cho gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Lợn nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông da bóng mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh

5. Hạch toán chung người chăn nuôi sẽ lợi

- Môi trường không ô nhiễm

- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên vệ sinh chuồng

- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên

I. DIỆN TÍCH, VẬT LIỆU XÂY DỰNG VÀ CẤU TRÚC CHUỒNG


Diện tích chuồng không lớn hơn 20 m2 và không nhỏ hơn 10 m2. Tuy nhiên qua nghiên cứu diện tích 20m2 nuôi trên dưới 15 đầu lợn thịt là hợp lý nhất.

- Cấu trúc chuồng hở, mái kép

- Khi xây mới nền chuồng đất nện chặt, không láng xi măng. Nếu là chuồng cũ cải tạo thì hoặc là làm loại đệm lót nổi trên mặt đất, nền xi măng có thể giữ nguyên nhưng phải đục lỗ, mỗi lỗ 4 cm, cứ cách 30 cm đục 1 lỗ hoặc là phá nền cũ để tạo nền chuồng mới.

- Thiết kế hệ thống phun nước làm mát và giữ độ ẩm đệm lót

- Máng ăn và vòi uống nước tự động đặt ở 2 phía đối nhau để giúp lợn tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho lên men

- Máng ăn cao hơn bề mặt đệm lót trên dưới 20 cm để tránh chất độn rơi vào thức ăn.

- Xây máng hứng nước dưới vòi nước tự động để tránh nước chẩy vào đệm lót

II. THIẾT KẾ ĐỆM LÓT LÊN MEN

1. Các loại đệm lót lên men

Đệm lót lên men gồm 3 loại:

- Loại đệm lót dưới mặt đất: Đào sâu xuống dưới đất đạt độ sâu bằng độ dầy của đệm lót

- Loại đệm lót nổi trên mặt đất: Xây cao tường bao với chiều cao cao hơn một chút so với độ dầy của đệm lót

- Loại đệm lót nửa dưới mặt đất: Đào xuống dưới đất chỉ cần độ sâu bằng một nửa của độ dầy đệm lót

Vận dụng tùy thuộc vào chuồng trại được cải tạo hay xây dựng mới, nhưng quan trọng nhất là phụ thuộc vào địa thế đất cao hay thấp để đảm bảo đệm lót luôn khô ráo trong vài năm, không bị ngấm nước từ bên ngoài vào làm hỏng ; cần đặc biệt lưu ý đối với các chuồng nuôi ở cạnh ao, hồ, mương máng thoát nước. Đây là vấn đề có tính quyết định đến sự thành bại cũng như thời gian sử dụng dài hay ngắn của đệm lót lên men.

Vì vậy làm đệm lót nuôi lợn ở các vùng đồi núi hoặc vùng đất cao là rất thuận lợi. Còn các chuồng trại ở vùng đồng bằng thì cần đặc biệt lưu ý.

2. Độ dầy đệm lót chuồng
Độ dầy đệm lót thường trong khoảng 50-70 cm

Chú ý:

- Độ dầy của đệm lót thường giảm thấp do bị nén khi lên men nên khi làm mới thường người ta tăng thêm độ dầy lên 20%. Ví dụ: nếu cần độ dầy đệm lót là 60 cm thì khi làm phải tăng độ dầy thêm 12 cm nữa

- Cần chú ý bổ sung đệm lót hàng năm nếu bị sụt giảm độ cao

3. Nguyên liệu làm chất độn

Tiêu chuẩn: Các nguyên liệu có độ sơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích. Tốt nhất là mùn cưa, vỏ bào sau đến theo thứ tự là vỏ lạc, lõi ngô, trấu, thân cây ngô nghiền, vỏ hạt bông, thân cây bông

Các loại nguyên liệu như vỏ lạc, lõi ngô, thân cây ngô, vỏ hạt bông nghiền có kích thước 3- 5 mm

4. Phương pháp làm

Để làm cho20m2 chuồng có đệm lót dầy 60cm

Nguyên liệu:

- Trấu và mùn cưa: Số lượng đảm bảo rải đủ độ dầy 60cm

- Bột ngô: 15 kg

- Chế phẩm BALASA: 1 kg

Công việc chuẩn bị:

- Chuẩn bị mặt bằng: Nếu làm đệm lót chìm dưới mặt đất phải đào trước nền chuồng sâu xuống 60 cm. Do đệm lót luôn ấm nên chỉ đào 2/3 nền chuồng để làm đệm lót, còn lại 1/3 dùng để láng xi măng hoặc lát gạch cho lợn nằm khi nhiệt độ bên ngoài cao. Nếu chuồng có diện tích nhỏ có thể làm đệm lót toàn bộ , đến tháng mùa hè thì có thể dùng tấm ván gỗ cơ động thay thế.

- Cách chế 200 lit dịch men: Cho 1 kg men gốc và 15 kg bột ngô vào thùng sau đó cho thêm 200 lít nước sạch ( nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 15oC thì dùng nước ấm ) khuấy đều, đậy kín. Để ở chỗ ấm trong thời gian 1-2 ngày là có thể dùng được. Chế dịch men phải làm trước 1-2 ngày

Cách xử lý bột ngô ( Trước khi bắt đầu làm đệm lót 5-7 giờ thì xử lý ): Lấy khoảng 2 lít dịch men đã làm trước đó cho vào 5 kg bột ngô, xoa cho ẩm đều sau đó để ở chỗ ấm

Cách làm đệm lót:

Bước 1: Rải lớp chất trấu dầy 30 cm

Bước 2: Tưới đều 100 lit dịch men, sau đó rải đều một phần bã ngô có trong dịch men lên trên mặt lớp trấu

Bước 3: Tiếp tục rải lớp mùn cưa lên trên lớp trấu, vừa rải vừa phun nước sạch đều lên trên đến khi đạt độ ẩm khoảng 30%. Chú ý khi phun nước phải dùng cào đảo để cho mùn cưa ẩm đều. Thử bằng cách: Quan sát thấy mùn cưa thấm nước trở nên sẫm mầu, sau đó lấy một nắm mùn cưa bóp mạnh có cảm giác nước hơi thấm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn tơi rời là được. Độ dầy lớp mùn cưa là 30 cm

Bước 5: Rải đều 5 kg bột ngô đã xử lý lên trên mặt lớp mùn cưa

Bước 6 : Tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa sau đó rắc đều hết phần bã ngô còn lại lên mặt lớp mùn cưa

Bước 7: Lấy tay xoa đều lên toàn bộ bề mặt lớp mùn cưa

Bước 8 : Đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc bằng ni-lon.

Bước 9: Để lên men 5-7 ngày. Bới sâu xuống 30 cm thấy ấm nóng, không còn mùi nguyên liệu, có mùi thơm rượu nhẹ đặc trưng là có thể dùng được

- Sau khi lên men kết thúc: bỏ bạt phủ, cào cho lớp bề mặt ( sâu khoảng 20 cm ) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả lợn.


II. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ TRONG SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG

Một đệm lót làm tốt có thể sử dụng nhiều năm nếu sử dụng và bảo dưỡng tốt

1. Đưa lợn vào chuồng


Trước khi thả có thể nhặt phân lợn từ đàn cần thả bỏ vào rải rác một số nơi trên đệm lót để không tạo cho lợn có thói quen thải phân một chỗ.

Mật độ:Lợn lớn:1,2 m2 1 con, lợn nhỏ: 0,8- 1m2 1 con

Qua nghiên cứu người ta nhận thấy với mật độ như trên sẽ đảm bảo sự tiêu hủy hết phân và kéo dài được tuổi thọ của đệm lót

2. Cần đặc biệt chú ý : khi nuôi lợn có trọng lượng hơn 60 kg trở lên thì lượng phân nước tiểu thải nhiều, do lợn ít vận động và có thói quen ỉa đái tập trung một nơi cho nên đệm lót chỗ đó bị ướt, dễ bị hỏng do không tiêu hủy hết phân và nước tiểu , do vậy cần có biện pháp để lợn không ỉa đái tập trung một chỗ. Nếu không khắc phục được thì chuyển lợn nuôi ở chuồng không có đệm lót

Do vậy đệm lót lên men dùng nuôi lợn nái, lợn con và lợn choai có trọng lượng dưới 60 kg là tốt nhất

3. Vấn đề quản lý và bảo dưỡng đệm lót

Phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót

Tầng trên cùng luôn giữ độ ẩm ở 30% để đảm bảo cho sự lên men tiêu hủy phân tốt. Ở độ ẩm 30% này lợn sống thoải mái , không cảm thấy khó chịu, da được bảo vệ tốt ít bị ban đỏ nổi mẩn ngứa như nuôi trên nền xi măng.

Do đó để đảm bảo cho tầng trên đệm lót không khô và ẩm quá cần chú ý:

- Đặc biệt tránh cho chuồng bị hắt nước mưa và nước từ vòi uống chẩy ra làm ướt đệm lót. Khi đệm lót bị ướt cần bổ xung độn lót khô

- Khi thấy đệm lót bị khô cần phun ẩm bằng vòi phun như mưa phùn

Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót

Đệm lót có tơi xốp thì sự tiêu hủy phân mới nhanh do vậy hàng ngày phải chú ý sới tơi đệm lót ở độ sâu trong khoảng 15 cm, đặc biệt ở chỗ độn lót có hiện tượng kết tảng

Cần thường xuyên quan sát phân

- Phân phải được vùi lấp tốt do sự vận động của lợn. Nếu phát hiện thấy phân nhiều ở một chỗ cần phải giúp vùi lấp. Nếu lượng phân quá nhiều, không được phân giải hết có thể hót bớt đi.

- Nếu cá biệt có lợn bị bệnh ỉa chẩy nặng thì cần cách ly, chỗ phân lợn bệnh cần rắc vôi hoặc phun chế phẩm men sau đó vùi sâu xuống 30 cm

Bảo dưỡng đệm lót

- Căn cứ vào mùi đệm lót dể xác định nó hoạt động tốt hay không: khi ta ngửi chỉ thấy có mùi của nguyên liệu kèm mùi của phân lên men, không có mùi thối là đệm lót hoạt động tốt.

Nếu như còn phân và mùi thối là lên men không tốt, cần phải bảo dưỡng như sau:

Sới tung đẹm lót ở độ dầy 15 cm để cho tơi xốp trong trường hợp có kết tảng và độ ẩm cao, sau đó bổ sung thêm dịch chế phẩm men

Nếu nuôi nhiều cần điều chỉnh mật độ lợn nuôi trong chuồng

- Thường thì sau một hoặc 2 đợt nuôi nếu đệm lót bị sụt giảm mới cần bổ sung thêm 5- 10% chất độn và chế phẩm men.

3. Vấn đề chống nóng trong mùa hè

Để chống nóng người ta có thể thực hiện các biện pháp sau đây

- Lát gạch hoặc láng xi măng khoảng 1/3 diện tích nền chuồng để làm chỗ nằm cho lợn khi nhiệt độ bên ngoài quá cao. Nếu chuồng có diện tích nhỏ có thể làm đệm lót toàn bộ, đến tháng mùa hè có nhiệt độ cao thì có thể dùng tấm ván gỗ cơ động đặt trên nền cho lợn nằm sau đó lại cất đi.

- Dùng quạt

- Lắp đặt hệ thống phun mù với các đầu phun được lắp đặt ở từng ô chuồng

- Mở toàn bộ cửa để đảm bảo lưu thông không khí

4. Vấn đề sử dụng thức ăn
- Để sự tiêu hủy phân, nước tiểu được triệt để và kéo dài tuổi thọ của đệm lót cần kết hợp cho ăn thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa. Sử dụng thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa sẽ có tác dụng: Giảm thải phân và độ thối của phân, giảm chi phí thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng hiệu quả kinh tế

- Cần chú ý cho lợn ăn một lượng thức ăn thích hợp không dư thừa. Nuôi lợn bằng đệm lót tăng trọng cao hơn so với nuôi truyền thống mà tiêu tốn thức ăn lại thấp hơn.

III. THỜI GIAN SỬ DỤNG ĐỆM LÓT

Thời gian sử dụng đệm lót có thể duy trì trong thời gian vài năm. Nếu thực hiện tốt vấn đề quản lý và bảo dưỡng như đã nêu ở trên có thể duy trì thời gian sử dụng trên 6 năm.

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Sử Dụng Chế Phẩm Balasa-N01 Làm Đệm Lót Trong Chăn Nuôi Gà

SỬ DỤNG CHẾ PHẨM BALASA-N01 LÀM ĐỆM LÓT CHUỒNG TRONG CHĂN NUÔI GÀ

Sử dụng chế phẩm để sử lý đệm lót sẽ đem lại các lợi ích sau:

1. Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy:

- Cải thiện môi trường sống cho người lao động

- Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc

2. Sẽ không phải thay độn lót trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm độn lót

3. Giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chẩy ở và bệnh hen. Giảm tỷ lệ chết và đào thải giảm (gà đẻ 5%, gà thịt 2%). Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị con vật bị bệnh

4. Tăng chất lượng đàn gà và chất lượng của sản phẩm

Úm trên đệm lót sẽ cho gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh

5. Hạch toán chung người chăn nuôi sẽ lợi

- Môi trường không ô nhiễm

- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay độn lót

- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên

A. KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT CHUỒNG NUÔI GÀ

Chuồng có nền được láng xi măng hoặc lát gạch. Nếu chuồng làm mới thì nền chuồng là đất nện, không láng lát sẽ tốt và giảm chi phí xây dựng.

I. Kỹ thuật làm đệm lót chuồng nuôi gà trực tiếp trên nền

1 kg chế phẩm BALASA-N01 sẽ làm đệm lót cho diện tích chuồng nuôi từ 30- 50 m2

1. Làm đệm lót có diện tích nền chuồng từ 35 m2 trở xuống theo các bước sau:

Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dầy 10cm (gà thịt) hoặc trên 15 cm(gà đẻ), sau đó thả gà vào nuôi

Bước 2: Sau một thời gian (sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, sau 2- 3 ngày đối với gà lớn) quan sát thấy khi nào phân rải khắp trên bề mặt chuồng, thì rắc men

Cách rắc men: Lấy 1 kg BALASA- N01 đem trộn thật đều với 1 kg bột khô (có thể là cám gạo, bột sắn hay bột ngô đều được), sau đó đem rắc đều lên toàn bộ bề mặt độn lót là được.

2. Làm đệm lót có diện tích nền chuồng từ 35 – 50m2

Tiến hành các bước 1 và 2 như trên chỉ khác ở cách rắc men : Đem 1 kg chế phẩm BALASA N0 1 trộn đều với 3 kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm khoảng 1,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều (bột ẩm nhưng vẫn tơi rời mới đạt yêu cầu), sau đó cho vào túi hoặc thùng đậy kín và để chỗ ấm ủ trên dưới 2 ngày, khi nào có mùi thơm hơi chua thì đem rắc đều lên toàn bộ bề mặt độn lót.

Chú ý:

- Thực hiện làm đệm lót có diện tích nền chuồng từ 35 – 50m2 phải trộn BALASA N0 1 với bột ẩm ủ chỗ ấm để lên men với mục đích là làm tăng lượng men do đó làm tăng hiệu quả sử dụng trên diện tích chuồng nuôi rộng và giảm chi tiền men

- Làm đệm lót bằng mùn cưa giống như làm bằng trấu. Nếu mùn cưa khô bụi thì phun nước sạch cho hơi ẩm

- Nuôi gà đẻ có thời gian nuôi kéo dài thì độ dầy chất độn có thể là 15-20 cm

- Nuôi vịt, ngan, thỏ do thải phân có nước nhiều vì vậy nên dùng đệm lót là mùn cưa hoặc kết hợp với trấu với độ dầy 20-30 cm

III. Làm đệm lót lên men để nuôi gà đẻ trên lồng tầng :

1. Đối với chuồng nuôi đã có sẵn

Chuồng có khoảng cách giữa đáy lồng với nền chuồng chỉ khoảng trên dưới 50 cm là có thể làm được đệm lót

Do khoảng cách giữa đáy lồng với nền chuồng thấp nên khó thao tác vì vậy phải tiến hành lên men nguyên liệu làm đệm lót ở bên ngoài sau đó mới đưa vào chuồng. Cụ thể như sau:

Chuẩn bị: Để làm cho 50 m2 diện tích đệm lót chuồng

- Đem 1 kg BALASA N01 trộn 5 kg bột ngô hoặc cám gạo cho vào thùng, thêm 175 lít nước sạch, đậy kín để vào chỗ ấm trong 2 ngày sẽ được Dịch lên men

- Trước khi làm cân 5 kg bột ngô hoặc cám gạo, sau đó lấy hơn 2 lít dịch lên men đã làm ở trên cho thêm vào, xoa cho ẩm đều.

Cách lên men mùn cưa ở bên ngoài:

Bước 1: Rải ®Òu líp mùn cưa dÇy 10 cm lªn nÒn nhà trên diện tích là 10m2.

Bước 2: Rắc đều 1 kg bột ngô hoặc cám ®· xö lý men lªn trªn mÆt độn lót.

Bước 3: Tưới đều 35 lít Dịch lên men và rắc một ít bã lên trên mặt độn lót sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.

Bước tiếp theo rải đều 10 cm mùn cưa mới lên trên lớp mùn cưa đã làm ở trên, sau đó thực hiện cách làm như bước 2 và 3 ở trên.

Lặp lại các bước 1,2 và 3 như trên 3 lần nữa sẽ được một lớp mùn cưa đã được xử lý men dầy 50 cm

Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.

Hoàn thiện đệm lót lên men trong chuồng nuôi

Bước 1: Rải trấu hoặc mùn cưa lên nền chuồng đạt độ dầy 20 cm

Bước 2: Rải đều 10cm mùn cưa đã được lên men ở bên ngoài lên trên mặt là được.

2. Đối với chuồng làm mới

Nếu nơi nào đất cao có thể đào nền chuồng nơi thải phân xuống sâu 30 cm, để nguyên đất nện không phải láng lát

Sẽ làm đệm lót ngay trong chuồng. Cụ thể cách làm như sau:

Chuẩn bị: Giống như ở trên (làm đệm lót đối với chuồng nuôi đã có sẵn)

Cách lên men đệm lót

Bước 1: Rải trấu (hoặc mùn cưa) lên nền chuồng đạt độ dầy 20 cm. Sau đó rải tiếp 10 cm mùn cưa.

Bước 2: Rắc đều 5 kg bột ngô và cám rồi xử lý men lên trên mặt độn lót.

Bước 3: Tưới đều Dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn lót sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.

Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.

B. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG ĐỆM LÓT
- Chỉ cần rắc men 1 lần trong suốt quá trình nuôi.

- Cứ sau một vài ngày (tùy lượng phân nhiều hay ít) cào nhẹ trên bề mặt đệm lót một lần để giúp vùi phân và làm cho đệm lót được thông thoáng, phân sẽ được phân hủy tốt hơn.

- Chuồng nuôi phải thông thoáng để thoát mùi hăng hắc do tiêu hủy phân sinh ra

- Tránh để bị nước uống và nước mưa hắt làm ướt đệm lót. Nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót ở khu vực máng uống thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới.

- Đệm lót lên men có sự khử trùng tốt nên không cần phun thuốc khử trùng định kỳ lên mặt đệm lót

- Ở tháng nóng nhất trong mùa hè phải có biện pháp chống nóng

- Nếu nuôi với mật độ gà thích hợp, phương pháp sử dụng và bảo dưỡng tốt thì đệm lót có thể dùng kéo dài hàng năm

- Nuôi vịt cần chú ý không để vịt sau khi bơi ở ao hồ lên vào chuồng ngay.

- Do nhiệt độ ở đệm lót luôn ấm nóng nên khi úm gà chỉ cần quây kín ở dưới khoảng trên dưới 50 cm còn phía trên phải để thoáng, đặc biệt trong mùa nóng

- Mùa nóng khi úm gà do đệm lót luôn luôn ấm vì vậy nên treo đèn cao hơn để tránh nhiệt độ cao làm bốc hơi nước làm cho gà bị nhiễm lạnh - ẩm dễ bị bệnh.

C. CHÚ Ý TRONG VIỆC CHỐNG NÓNG

Do đệm lót luôn sinh nhiệt nên ở các mùa có thời tiết mát lạnh thì nuôi gà rất tốt hoặc ở tháng có nhiệt độ không quá nóng mà có biện pháp chống nóng tốt cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều.

Vấn đề chống nóng cũng không đặt ra đối với úm gà, gà thả vườn, nuôi gà ở chuồng kín và gà đẻ lồng tầng. Bởi vì:

Do gà con cần nhiệt độ chuồng nuôi cao nên làm đệm lót chuồng để úm gà sẽ có được hiệu quả rất tốt ở tất cả các mùa trong năm

Nuôi gà ở chuồng kín do có quạt hút làm hạ nhiệt độ của chuồng nuôi

Nuôi gà đẻ lồng tầng cũng có thể duy trì đệm lót chuồng quanh năm do gà không trực tiếp sống trên đệm lót

Chống nóng trong mùa hè chủ yếu đối với gà nuôi thịt, gà đẻ trên nền chuồng láng xi măng hoặc lát gạch. Cụ thể:

- Cần mở hết cửa cho thông thoáng, nếu cần phải dùng quạt hơi nước để thóat hơi nóng và làm mát chuồng nuôi, tránh cho gà bị sỉu có thể bị chết do om nhiệt.

- Trong trường hợp không có biện pháp chống nóng tốt thì trong vài tháng nóng nhất có thể thực hiện nuôi trên đệm lót lên men mỏng, định kì thay mới .

Trong những trường đặc biệt hoặc có điều gì chưa rõ xin gọi đến số điện thoại sau để được tư vấn.

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Thực Trạng Sử Dụng Đất Canh Tác Nông Nghiệp, Phân Bón Hóa Học, Thuốc BVTV (Phần II)

II- Vai trò của chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái đối với cây trồng

Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là một dạng phân bón qua lá cao cấp nhất hiện nay dùng cho ngành nông nghiệp. Việc ứng dụng chế phẩm vườn sinh thái trong ngành trồng trọt hiên nay được coi là một giải pháp toàn diện và hiệu quả, giúp bà con tiết kiệm chi phí đầu vào từ 30-50%, tăng sức đề kháng cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, đồng thời tăng năng suất chất lượng cây trồng, làm cho đất tơi xốp, giảm thiểu tối đa hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng và thoái hóa đất. Một vấn đề nữa khi sử dụng chế phẩm vườn sinh thái cho cây trồng còn làm tăng cao hiệu quả sử dụng phân bón so với các biện pháp sử dụng phân bón hóa học qua rễ gấp nhiều lần (2-4 lần). Đó cũng là một trong những biện pháp hạn chế việc chúng ta sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc BVTV…từ đó giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây nên.

Sau đây tôi xin được đề cập đến các lợi ích khi bà con nông dân sử dụng các dạng phân bón lá(thay thế 1 phần phân bón hóa học). Đặc biệt là đối với chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái.

2.1 Phân bón qua lá là gì

Là các dạng phân bón tồn tại ở dạng bột hoặc dung dịch được sử dụng để phun qua bề mặt lá. Tức là các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu qua các hệ thống khác nhau trên bề mặt lá như: khí khổng, thủy khổng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón gấp nhiều lần so với phương pháp bón phân truyền thống qua rễ.

2.2 Cơ chế hấp thu các chất dinh dưỡng qua lá

Trên bề mặt lá cây thường được phủ bởi một lớp cutin và một lớp sáp, các lớp sáp và cutin này có tác dụng bảo vệ lá khỏi các tác nhân của ngoại cảnh và độ dày của các lớp bảo vệ này có ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, nó tùy thuộc vào đặc tính sinh học của từng loại cây trồng, thậm trí là từng giai đoạn phát triển của lá. Nhìn chung khi phun các chế phẩm phân bón lá thì sự hấp thu các chất dinh dưỡng thường xảy ra theo một trong những cách sau:

*Sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng qua lớp biểu bì của vách tế bào:

Ø Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào.

Ø Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp tế bào.

Ø Qua khí khổng ở giữa các tế bào bảo vệ.

*Sự xâm nhập các chất dinh dưỡng vào các không bào bên trong lá cây: các không bào(apoplast) có vai trò chứa các chất dinh dưỡng trước khi chúng được đưa vào bên trong từng tế bào. Các chất dinh dưỡng sẽ vào những không bào này sau khi xâm nhập từ bên ngoài qua lớp biểu bì lá cũng như được hấp thu từ rễ qua các mao mạch trong thân cây. Tất nhiên tốc độ và thời gian hấp thu các chất dinh dưỡng vào tế bào là khác nhau nó phụ thuộc vào kích thước phân tử, độ phân cực, dạng tồn tại của các chất dinh dưỡng là anion hay cation. Chẳng hạn những phân tử có kích thước nhỏ sẽ được hấp thụ nhanh hơn các phân tử lớn(Ure > Fe); Các cation được hấp thụ nhanh hơn anion(NH4+ > NO3-), hay những cation hóa trị một hấp thu nhanh hơn các cation hóa trị hai(H2PO4- > HPO42-)…ngoài ra quá trình này còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng…

2.3 Tầm quan trọng của phân bón lá đối với cây trồng (lý do lựa chọn phân bón lá cao cấp: chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái).

*Giảm bớt gánh nặng hay áp lực hút dinh dưỡng qua bộ rễ, hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

*Cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây trồng sinh trưởng, phát triển qua từng giai đoạn: khi bộ rễ không hoàn thành nhiệm vụ là hút nước và dinh dưỡng khoáng thì giải pháp bón phân qua lá là rất tối ưu. Có thể do bộ rễ bị tuyến trùng gây hại hoặc do các quá trình chăm sóc làm bộ rễ bị tổn thương làm suy giảm chức năng sinh lý do đó hạn chế việc hút và vận chuyển các chất dinh dưỡng khoáng.

*Nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phi đầu tư về phân 40-60%. Có 2 lý do cơ bản quyết định:

+ Thứ nhất: Hiệu suất khi bón phân qua lá cao hơn qua rễ: Vì trên thực tế khi sử dụng phân bón qua rễ bị ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố: điều kiện đất đai, khí hậu, ẩm độ, một phần dinh dưỡng bị cố định trong đất do vi sinh vật, hay do quá trình bay hơi, rửa trôi…do vậy hiệu suất bón phân qua rễ chỉ đạt khoảng 30-40% có những nơi còn thấp hơn thế. Ngoài ra vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ phân của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua lá là rất cao lên tới 85-95%.

+ Thứ hai: Thời gian hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng nhanh hơn so với phương pháp bón phân qua rễ. Vì khi bón qua rễ các chất dinh dưỡng khoáng cần phải được hòa tan bởi các acid hữu cơ tại vùng lông hút (do rễ hoặc các vi sinh vật cộng sinh tiết ra)sau đó còn phải trải qua một quãng đường dài qua các mạch dẫn đã hóa gỗ nằm ở thân, cành mới di chuyển tới các cơ quan hấp thu và dự trữ như lá, hoa, quả. Vì vậy trong quá trình vận chuyển đó một phần dinh dưỡng sẽ bị tiêu hao gây lãng phí hơn thế nữa do quãng đường vận chuyển dài hơn nên tốn thời gian hơn.

*Bón phân qua lá chủ động tiết kiệm nước tưới cho cây trồng, đặc biệt quan trọng đối với những vùng thiếu nước, thường xuyên hạn hán, nhiễm mặn, phèn…nâng cao sức chống chịu lạnh, hạn hán…Khi cây trồng hấp thu cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ nâng cao sức chống chịu hạn, lạnh tốt hơn nhiều so với những ruộng cây trồng kém chăm sóc bởi: cây trồng khỏe mạnh, bộ rễ phát triển sâu, rộng vì vậy bộ rễ cây trồng dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng khoáng và nước ở các tầng đất phía dưới ènâng cao tính chống hạn. Ngoài ra khi sử dụng phân bón qua lá có thể làm gia tăng sự hấp thu tập trung các muối khoáng vào bên trong tế bào, làm hạ điểm đông của tế bào, giúp cây trồng nâng cao sức chống chịu lạnh.

*Bón phân qua lá chủ động cung cấp các nguyên tố khoáng vi lượng thiết yếu như: Cu, Fe, Zn, Mn, Mo…mà các phương pháp bón phân truyền thống qua rễ có thể không cung cấp được.

Tóm lại để nâng cao hiệu quả kinh tế chúng ta cần tiết giảm các chi phí đầu tư, lựa chọn các dạng phân bón sinh học cao cấp(chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái), mục đích hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, hiệu quả toàn diện, nâng cao năng suất, mà vẫn đảm bảo về yếu tố chất lượng nông sản phẩm.

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Thực Trạng Sử Dụng Đất Canh Tác Nông Nghiệp, Phân Bón Hóa Học, Thuốc BVTV (Phần I)

Thực trạng sử dụng đất canh tác nông nghiệp, phân bón hóa học, thuốc BVTV

Những góc nhìn sâu sắc nhất về thực trạng sử dụng đất canh tác nông nghiệp, phân bón hóa học, thuốc BVTV tại Việt Nam, những thách thức về vấn đề an ninh lương thực, an sinh xã hội của Quốc gia sẽ được phân tích và lấy dẫn chứng bằng những con số cụ thể.

Ngoài ra những giải pháp được xem là tối ưu, toàn diện nhằm khắc phục thực trạng sử dụng lãng phí phân bón hóa học, thuốc BVTV sẽ được phân tích, đánh giá dưới góc nhìn chuyên môn một cách chi tiết nhất. Xin mời bà con nông dân cùng các độc giả quan tâm đọc và suy ngẫm.
Với tất cả những tâm huyết cho ngành nông nghiệp cùng với thực trạng ngành nông nghiệp ở Việt Nam đang trong tình trạng báo động, đặc biệt trong những năm gần đây tình hình sử dụng đất canh tác, phân bón hóa học, thuốc BVTV được bà con nông dân tại các vùng miền trên cả nước sử dụng tràn lan không theo quy trình kỹ thuật đã có ảnh hưởng rất tiêu cực tới môi trường, tới an sinh xã hội. Sau đây tôi xin đề cập tới 2 vấn đề lớn, để quý bà con cùng các độc giả có cách nhìn tổng quát về vấn đề này./

I- Thực trạng đất canh tác nông nghiệp của Việt Nam

Hiện nay diện tích đất nông nghiệp ở nước ta đang bị thu hẹp dần qua từng năm (Tính đến năm 2010 giảm hơn 170.000ha, diện tích đất canh tác Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới chỉ khoảng 0,12%). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên đó là: Do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa quá nhanh, đặc biệt những năm gần đây hàng loạt những sân golf xây dựng làm cho đất đai bị hủy diệt (những năm gần đây, các sân golf rộng lớn từ 18-24 thậm chí tới 36 - 42 lỗ có diện tích rộng trên vài chục ha xuất hiện một cách ồ ạt. Người ta chặt cây rừng, san ủi hàng triệu khối đất đá, thay đổi địa hình, phá vỡ cảnh quan tự nhiên để cho ra đời nhiều “điểm đến xanh”, “thiên đường xanh”… mà ẩn dấu phía sau là những mảng xám, màu đen gây hại cho môi sinh, xã hội). Ngoài ra do nhu cầu về sử dụng năng lượng nên chúng ta đã đẩy mạnh việc xây dựng hàng loạt các công trình thủy điện, hồ tích nước làm ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến các diện tích đất nông nghiệp đang canh tác(các công trình này làm ngập các thung lũng, các diện tích cây trồng đang canh tác…). Đó là chưa kể đến một phần diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng vào ngành nuôi trồng thủy sản.

Tất cả các vấn đề trên ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề an ninh lương thực, an sinh xã hội…vì hàng năm dân số nước ta tăng bình quân 1 triệu người. Tuy trước mắt chúng ta vẫn là nước xuất khẩu lương thực khá ổn định, an ninh lương thực quốc gia chưa phải là điều đáng quan ngại. Nhưng cứ với tốc độ chuyển đổi đất như hiện nay đó cũng chính là thách thức lớn của ngành nông nghiệp Việt Nam trong những năm tới.

Nhu cầu lương thực của cả nước năm 2010 là 42 triệu tấn (tăng 5 triệu so với năm 2005). Với diện tích gieo trồng lúa hiện nay là 7,15 triệu ha thì có thể đạt sản lượng 39-40 triệu tấn thóc (hệ số sử dụng đất trồng 1,8). Như vậy không đáp ứng được nhu cầu lương thực. Trong khi đó, để đảm bảo đến năm 2015 vẫn giữ được diện tích trên là một khó khăn lớn trước sức ép tăng dân số và sức ép về công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trước những thách thức trên để tăng sản lượng, chúng ta bắt buộc phải năng suất bằng cách nâng cao trình độ thâm canh, sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc BVTV. Việt Nam là nước sử dụng phân bón hóa học vào hạng cao nhất thế giới dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Bởi vậy làm thế nào vừa nâng cao sản lượng vừa đảm bảo vấn đề môi trường là một công việc mà ngành nông nghiệp nước ta đang phải đối mặt giải quyết.

Cũng do quá trình thâm canh nên hàng năm Tổng lượng phân bón các loại sử dụng ở Việt Nam xấp xỉ 7,7 triệu tấn. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc sử dụng phân bón chỉ được trên 40% hiệu suất. Ở một số vùng tỷ lệ này còn thấp hơn chỉ khoảng 10-20%. Tức là hàng năm chúng ta mất khoảng 4,62 triệu tấn phân bón, đó chính là một con số rất lãng phí. Trong khi đó tình hình sử dụng thuốc BVTV ở nước ta tăng từng năm, hàng năm lượng thuốc BVTV được sử dụng khoảng 200.000-250.000 tấn. Đặc biệt hầu hết các loại thuốc BVTV ở nước ta đang sử dụng đều phải nhập khẩu từ nước ngoài(Phân bón và thuốc BVTV nước ta nhập khẩu hàng năm khoảng 1,3 tỷ USD).

Trước thực trạng trên đã có rất nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phi đầu tư cho bà con nông dân như: sử dụng phân bón và luân canh cây trồng hợp lý, hạn chế mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, kết hợp bón phân hữu cơ,..Đặc biệt Việc đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ sản xuất phân bón đang là vấn đề đặt lên hàng đầu. Theo đó, giải pháp sử phân bón sinh học, vi sinh học để nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, giảm chi phí sản xuất được bà con nông dân nhiệt tình hưởng ứng.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Phục Vụ Cho Cây Trồng (Phần I)

Ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ cho cây trồng (Phần I)

Hướng đi đúng đắn của phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học và hàng lọat các biện pháp như trồng lúa 3 vụ, phá rừng canh tác cà phê, hồ tiêu, điều… với mục đích khai thác, chạy theo năng suất và sản lượng.

Chính vì vậy, với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, hệ vi sinh vật trong đất bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao, nguồn bệnh tích lũy trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không dự báo trước.

Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây trồng đang là xu hướng chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Vai trò của chế phẩm sinh học, trong đó có vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp được thừa nhận có các ưu điểm sau đây:

- Chế phẩm sinh học không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái

- Chế phẩm sinh học có tác dụng cân bằng hệ sinh thái ( vi sinh vật, dinh dưỡng …) trong môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.

- Chế phẩm sinh học ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất, không làm chai đất, thóai hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu của đất.

- Chế phẩm sinh học Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm.

- Chế phẩm sinh học Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh hại, tăng khả

năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến môi trường như các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.

- Chế phẩm sinh học Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm sạch môi trường.

Các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản được chia làm 3 nhóm chế phẩm sinh họcvới các tính năng khác nhau:

- Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp.

- Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây trồng.

- Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.

Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho phòng trừ sâu bệnh:

Đây là nhóm chế phẩm sinh học được ứng dụng khá rộng rãi và được ứng dụng sớm nhất trong lĩnh vực cây trồng. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong danh mục các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, từ năm 2000 chỉ có 2 chế phẩm trừ sâu sinh học được công nhận cho đăng ký. Đến năm 2005 đã có 57 chế phẩm sinh học các lọai, đến 6 tháng đầu năm 2007 có 193 chế phẩm sinh học được cấp giấy phép đăng ký. 

Nâng tổng số có 479 chế phẩm sinh học được phép lưu hành, trong đó có 300 chế phẩm sinh học thuốc trừ sâu và 98 chế phẩm sinh học thuốc trừ bệnh. Các chế phẩm sinh họcnày đã góp phần không nhỏ vào công tác phòng trừ dịch hại , góp phần thay thế và hạn chế dần nguy cơ độc hại do sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.

* Một số chế phẩm sinh học tiêu biểu:

- Nguồn gốc thảo mộc: Các chế phẩm sinh học chế biến từ cây Neem hiện nay đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ thực vật. VINEEM 1500 EC – đây là chế phẩm sinh họccủa Công ty thuốc sát trùng Miền Nam, được chiết xuất từ nhân hạt Neem ( Azadirachta indica A. Juss ) có chứa họat chất Azadirachtin, có hiệu lực phòng trừ nhiều lọai sâu hại trên cây trồng như lúa, rau màu, cây công nghiệp, cây ăn trái, hoa kiểng. Lọai thuốc có nguồn gốc thảo mộc này không tạo nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch và không để lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng là giảm khả năng sinh sản. Các chế phẩm sinh học thương mại tương tự từ cây Neem còn có Neemaza, Neemcide 3000 SP, Neem Cake.

- Họat chất Rotenone được chiết xuất từ hai giống cây họ đậu là Derris elliptica Benth và Derris trifoliata có thể sử dụng như một lọai thuốc trừ sâu thảo mộc có tác dụng diệt trừ sâu rầy trên lúa, ốc bươu vàng cũng như các lọai cá dữ, cá tạp trong ruộng nuôi tôm.

- Chế phẩm sinh học Đầu trâu Bihopper ( họat chất Rotenone ) đóng vai trò diệt tuyến trùng và chế phẩm Olicide ( Oligo – Sacarit ) đóng vai trò tăng sức đề kháng bệnh của cây trồng.

- Chế phẩm sinh học Nguồn gốc vi sinh: Thuốc trừ sâu vi sinh BT ( Bacciluss Thuringiensis var. ) thuộc nhóm trừ sâu sinh học, có nguồn gốc vi khuẩn, phổ diệt sâu rộng và hữu hiệu đối với các lọai sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu ăn tạp… Sâu khi ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn sau vài giờ và chết sau 1 – 3 ngày. Ở Việt Nam, chế phẩm sinh học Bt (Bacillus thuringiensis) đã được nghiên cứu từ năm 1971. Hơn 20 chế phẩm Bt nhập khẩu và nội địa đã cho kết quả tốt trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng đối với một số sâu hại chính trên đồng ruộng như sâu xanh bướm trắng, sâu xám, sâu tơ, sâu hại bông, sâu đo. Các lọai chế phẩm sinh họcthương mại có trên thị trường khá nhiều như Vi-BT 32000WP, 16000WP; BT Xentary 35WDG, Firibiotox P dạng bột; Firibiotox C dạng dịch cô đặc ...

Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng ( Đại học Cần Thơ ) cũng đã nghiên cứu và đưa ra 2 chế phẩm sinh học Biobac và Biosar có khả năng phòng trừ 2 bệnh thường gặp trên lúa là đốm vằn và cháy lá. Chế phẩm Biobac được sản xuất từ một chủng vi khuẩn có sẵn ở địa phương, có khả năng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của sợi nấm gây bệnh đốm vằn. Còn chế phẩm Biosar là sản phẩm được chiết xuất từ một số loài thực vật, có khả năng kích thích tính kháng bệnh cháy lá lúa (đạo ôn) do nấm Pyricularia gây ra.

- Nguồn gốc nấm: Điều chế từ nấm có chế phẩm sinh họcthuốc trừ sâu sinh học VIBAMEC với họat chất Abamectin được phân lập từ quá trình lên men nấm Steptomyces avermitilis. Diệt trừ được các lọai sâu như sâu vẽ bùa, nhện, sâu tơ, sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn; Ngòai ra cũng trong nhóm này Vivadamy, Vanicide, Vali… có họat chất là Validamycin A, được chiết xuất từ nấm men Streptomyces hygroscopius var. jingangiesis. Đây là nhóm thuốc trừ bệnh có nguồn gốc kháng sinh đặc trị các bệnh đốm vằn trên lúa, bệnh nấm hồng trên cao su, bệnh chết rạp cây con trên cà chua, khoai tây, thuốc lá, bông vải….

Các chế phẩm từ nhóm nấm còn có nấm đối kháng Trichoderma vừa có tác dụng đề kháng một số nấm bệnh gây hại trên bộ rễ cây trồng như: bệnh vàng lá chết nhanh, còn gọi là bệnh thối rễ do nấm Phytophthora palmirova gây ra. Hay bệnh vàng héo rũ hay còn gọi là bệnh héo chậm do một số nấm bệnh gây ra: Furasium solari, Pythium sp, Sclerotium rolfosii.

- Hai chế phẩm nấm trừ côn trùng Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana là chế phẩm sinh học của đề tài do Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long thực hiện: Ometar - Metarhizium anisopliae (nấm xanh); Biovip = Beauveria bassiana (nấm trắng).

- Nguồn gốc virus: Tiêu biểu là nhóm chế phẩm sinh họcchiết xuất từ virus Nucleopolyhedrosisvirus ( NPV ). Đây là lọai virus có tính rất chuyên biệt, chỉ lây nhiễm và tiêu diệt sâu xanh da láng ( Spodoptera exigua ) rất hiệu quả trên một số cây trồng như bông, đậu đỗ, ngô, hành, nho …

- Pheromone: Là một nhóm chế phẩm sinh học có tác dụng dẫn dụ giớitính, được sử dụng rộng rãi trong hệ thống bảo vệ thực vật cây trồng. Với đặc điểm chuyên tính cao với từng lọai sâu hại nên rất an tòan với sản phẩm, sinh vật có ích và môi trường. Pheromone được dùng như một công cụ có hiệu quả trong dự báo, phòng trừ dịch hại cây trồng và chế phẩm sinh họctrong kho nông sản. Đến nay trên thế giới đã nghiên cứu và tổng hợp được hơn 3.000 hợp chất sex – pheromone dẫn dụ nhiều lọai côn trùng khác nhau. Ở Việt nam hiện nay, việc ứng dụng pheromone được tập trung đối với một số côn trùng sau đây:

+ Côn trùng hại rau: Các lọai sâu ăn lá: sâu tơ ( Plutella xylostella) , sâu xanh ( Helicoverpa armigera ), sâu khoang ( Spodoptera litura ) và sâu xanh da láng ( Spodoptera exigua )..

+ Côn trùng hại cây ăn trái: tập trung là chất dẫn dụ ruồi vàng đục trái ( Bactrocera dorsalis ). Chế phẩm sinh họctiêu biểu là Vizubon – D với họat chất Methyl Eugenol dẫn dụ đối với ruồi đực rất mạnh. Trong chế phẩm sinh họccó pha trộn thêm chất diệt ruồi Naled. Đối với sâu đục vỏ trái cam quýt ( Prays citri Milliire ) cũng đã được sử dụng pheromone có hoạt chất Z(7)- Tetradecenal.

- Nguồn gốc tuyến trùng: Trong các giải pháp sinh học, tuyến trùng EPN (viết tắt tên tiếng Anh Entomopathogenic nematodes của nhóm tuyến trùng ký sinh và gây bệnh cho côn trùng) được coi là tác nhân có nhiều triển vọng bởi có khả năng diệt sâu nhanh, phổ diệt sâu rộng rộng, an toàn cho người, động vật và không gây khả năng "kháng thuốc" ở sâu hại. Nhóm các nhà khoa học ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ VN đã điều tra, phân lập nhóm tuyến trùng EPN - 2 giống Steinernema và Heterorhabditis được coi là Entomopathogenic nematodes (EPN), đưa vào sản xuất thuốc sinh học tuyến trùng. Từ đây, nhóm đã sản xuất thử nghiệm 6 chế phẩm sinh học có tên từ Biostar-1 đến Biostar-6, trong đó Biostar-3 và Biostar-5 được sản xuất hàng trăm lít để thử nghiệm rộng rãi trên đồng ruộng.

Video Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái ở Daklak 


Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay việc nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam chủ yếu ở trong phòng thí nghiệm và quy mô sản xuất thử nên giá thành còn cao. Ví dụ như giá thành sản xuất số lượng EPN dùng cho 1 ha ở Việt Nam là 100 USD, trong khi đó ở Mỹ, Nhật Bản, Đức, Canada chỉ khoảng 50 USD. Khả năng bảo quản các thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học không cao nên dẫn tới khó khăn trong việc bảo quản, lưu thông, phân phối và sử dụng.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Tầm Quan Trọng Của Thức Ăn Trong Chăn Nuôi Gia Súc Gia Cầm

tam quan trong cua thuc an trong chan nuoi
TẦM QUAN TRỌNG CỦA THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM

Thức ăn trong chăn nuôi đã trở thành một trong những điều quan trọng trong chăn nuôi, là điều tất yếu trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất chăn nuôi.

Để chăn nuôi thành công, ngoài con giống tốt, chuồng trại phù hợp, điều kiện dịch vụ chăn nuôi - thú y và tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, cần có nguồn thức ăn nhất là thức ăn đủ và đều quanh năm; và kỹ thuật nuôi dưỡng. Điều này càng quan trọng hơn với những nông hộ mới khởi nghiệp.Trên thị trường ngày nay có nhiều loại thức ăn và nhiều thương hiệu thành công trong lĩnh vực thức ăn trong chăn nuôi, mỗi loại thức ăn cung cấp những chất dinh dưỡng khác nhau dực trên con vật nuôi, giai đoạn vật nuôi và mục đích sử dụng khi nuôi vật nuôi. 

Chính vì thế ngoài những kỹ năng khác trong quá trình chăn nuôi cũng cần có những kiến thức về dinh dưỡng để chọn thức ăn trong chăn nuôi phù hợp vì hiện nay những loại thức ăn kém chất lượng hay những loại thức ăn tăng trọng tràn len trên thị trường, nếu chúng ta mua nhầm những loại thức ăn này không những ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà còn có nhiều rủi ro cho kinh tế của gia đình. Trong những kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm của bà con chắc bà con cũng biết rằng là thức ăn cho vật nuôi ăn không chỉ đơn giản là cho ăn như vậy mà còn phải đun nấu cho chín thức ăn, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà bà con các hộ chăn nuôi giờ không cỏn phải mất nhiều thời gian cho việc đun nấu thức ăn nữa mà thông qua phương pháp lên men ủ thức ăn. 
An toàn vệ sinh trong chăn nuôi

Đó là một trong các phần của công nghệ có tên là chế phẩm sinh học. Được biết rằng hiện nay hầu hết bà con đều dùng cách này kết hợp với thức ăn cho vật nuôi ăn trong quá trình chăn nuôi. 

Việc vận dụng này đã mang lại nhiểu kết quả đáng kể. Do vậy mà bà con không ngừng truyền nhau những kinh nghiệm và thành quả có được cho những hộ đi sau hay chưa thử dùng kết hợp thức ăn trong chăn nuôi với men ủ vi sinh.Điều đó đã được khẳng định trong thực tế.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Hiểu Biết Thêm Về Nguồn Thức Ăn Thủy Sản

HIỂU BIẾT THÊM VỀ NGUỒN CUNG THỨC ĂN THỦY SẢN

Ngành thủy sản là một trong những ngành trọng lực cho sự phát triển kinh tế của đất nước bên cạnh nông nghiệp và chăn nuôi. Vì thế mà những ngành có liên quan tới ngành thủy sản cũng theo đó mà phát triển theo như công nghệ dùng trong nuôi trồng thủy sản hay kỹ thuật bảo quản…. thì trong có còn có một ngành có liên quan chặt chẽ đó là thức ăn thủy sản.

Trong nước hiện nay có nhiều tập đoàn lớn chuyên cung cấp thức ăn thủy sản hàng đầu như Uni-President, tập đoàn Minh Tâm…. Những công ty này với mục tiêu nghiên cứu hướng đến nhu cầu khách hàng trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng trong nuôi trồng thủy sản đã tiên phong trong việc khám phá các loài thủy sản nuôi trồng mới, thành phần thức ăn và công thức mới cũng như phương pháp phân tích và công nghệ sản xuất thức ăn. Hiện nay, sản phẩm thức ăn thủy sản rất đa dạng gồm các thức ăn cho tôm và cá biển: cá Mú, cá Chẽm, cá Bóp, cá Sòng trứng, Tráp đỏ, Tôm sú và Tôm thẻ Ấn Độ; và thức ăn cho Tôm và cá nước ngọt như: cá da trơn, cá Rô phi, cá Măng, cá Chình, cá Chép, cá Hồi, cá Thơm, Tôm thẻ, Tôm càng, Cua, Ếch, cá Chép bông và cá cảnh.

Việc sản xuất ra thức ăn cho ngành thủy sản là cả quá trình nghiên cứu từ tìm tòi những nguyên liệu an toàn cho tới quản lý chất lượng nghiêm ngặt rồi thiết lập công thức khoa học cho dây chuyền sản xuất để áp dụng cho công nghện sản xuất hiện đại mà www.demlotlenmen.com đã ghi nhận được khi nghiên cứu về ngành thủy sản.
Cho cá ăn thức ăn bổ dưỡng

Nhờ có sự nghiêm túc và đam mê trong việc phát triển thức ăn thủy sản mà chất lượng của thức ăn ngày càng được cải thiện hơn, cũng là một trong yếu tố giúp cho ngành thủy sản ngày càng phát triển vững mạnh trong chất lượng cũng như giá thành. Từ đó kinh tế của những hộ nuôi trồng thủy sản cũng được cải thiện kéo theo nên kinh tế của đất nước cũng được tăng dần theo. Bà con có thể tham khảo thêm tại www.demlotlenmen.com.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More