Chế phẩm sinh học – Hướng đi mới trong chăn nuôi an toàn, bền vững
Việc lạm dụng các chất tăng trọng, tạo nạc và thuốc kháng sinh làm tồn dư các hóa chất này trong sản phẩm thịt, trứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế sử dụng chế phẩm sinh học mở ra hướng đi mới trong chăn nuôi an toàn, bền vững.
Hiện nay, chất tạo nạc đang được cả xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Chất tạo nạc được sử dụng rộng rãi là clenbuterol, thường gọi tắt là clen.
Chất này có tác dụng giãn cơ trơn nên có thể làm thuốc giãn phế quản và giảm co bóp tử cung. Thuốc cũng làm tăng cường hoạt động thể lực, kích thích thần kinh trung ương, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt và tăng vận chuyển ôxy trong máu. Clenbuterol có tác dụng đốt cháy mỡ trong cơ thể rất mạnh và dù không phải là thuốc thuộc nhóm steroid nhưng clenbuterol lại được cho là có tác dụng tăng khối cơ của cơ thể.
Do các chế phẩm có clenbuterol dễ dàng tìm thấy trên thị trường nên khả năng lạm dụng thuốc rất cao.
Ngộ độc thức ăn có chứa clenbuterol đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân tim mạch, đặc biệt những bệnh nhân bị rối loạn nhịp, suy tim và bệnh mạch vành. Với những đối tượng này, dù lượng clenbuterol tiêu thụ không nhiều để có thể gây nên nhưng triệu chứng lâm sàng rõ rệt vẫn đủ để có tác hại không lường trước được trên hệ tim mạch, đặc biệt có thể gây rối loạn nhịp nguy hiểm, thậm chí nhồi máu cơ tim đưa đến tử vong.
Cách phòng tránh để chăn nuôi an toàn và bền vững:
Kiểm soát việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi gia súc là vấn đề lớn. Bởi nếu tình trạng vẫn tiếp diễn thì người chăn nuôi chân chính sẽ bị thiệt thòi đầu tiên. Xin được đưa ra một số lời khuyên cho người tiêu dùng từ kinh nghiệm trên thế giới:
+ Vì nội tạng của động vật, đặc biệt gan là nơi chứa clenbuterol với hàm lượng cao nếu gia súc được nuôi bằng chất tạo nạc, nên người tiêu dùng cần cân nhắc hạn chế sử dụng các bộ phận này.
+ Không nên hi vọng việc nấu chín sẽ làm phân hủy clenbuterol!
+ Chỉ nên mua thịt từ những nguồn đáng tin cậy, có sự kiểm soát chặt chẽ từ nguồn cung cấp đến điểm phân phối.
Chính vì vậy, không ít người tiêu dùng đã quay lưng với các sản phẩm thịt gia súc… Theo thống kê chưa chính thức, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vừa qua đã gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tại các trang trại chăn nuôi heo quy mô vừa và lớn mỗi ngày thải ra khoảng trên dưới 5 tấn phân và nước thải. Lượng phân và nước thải này được dùng vào việc trồng trọt, tưới tiêu... song việc xử lý không đúng cách đã khiến cho rau màu bị nhiễm trứng giun và vi sinh vật có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, cùng với việc chậm quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, và thói quen sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng như việc người chăn nuôi chưa biết xử lý triệt để chất thải trong trang trại khiến cho nền chăn nuôi chưa được bền vững và có thể xảy ra biến cố, khiến người tiêu dùng quay lưng bất cứ lúc nào. Dịch bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm và vừa rồi là người chăn nuôi sử dụng “chất cấm” là một minh chứng nhãn tiền…
Ở nước ta, để chăn nuôi an toàn và bền vững, nhiều trang trại đã áp dụng chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi như chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái, các loại men vi. Tuy nhiên, với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thì việc chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học vẫn là một điều xa lạ. PGS.TS, Lâm Minh Thuận (Đại học Nông lâm TP.HCM) cho biết, theo thống kê, trên thị trường có hơn 200 chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp gia súc tiêu hóa tốt, giảm tỷ lệ các sinh vật gây bệnh. Nhiều loại chế phẩm sinh học còn kích thích hệ miễn dịch, khống chế các bệnh lây nhiễm và giảm ô nhiễm môi trường, giúp cho bà con nông dân có hiệu quả chăn nuôi an toàn và bền vững...
Chính vì thế, việc sử dụng chế phẩm tự nhiên như gừng, nghệ, tỏi…, chế phẩm sinh học chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái thay thế kháng sinh trong chăn nuôi đang là giải pháp tối ưu nhằm tạo ra thực phẩm sạch. Đáng chú ý, nhiều chế phẩm tự nhiên đã giúp cho gà chuyển hóa trao đổi chất, đồng thời nâng cao sức đề kháng bệnh, tạo ra thịt sạch, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Còn trong chăn nuôi heo, việc sử dụng tỏi, nghệ... giúp cải thiện tăng trưởng cũng như hệ số chuyển hóa thức ăn, giảm chi phí trên 1kg tăng trọng so với heo sử dụng kháng sinh. Vì vậy, nhiều nhà khoa học đánh giá, nếu người chăn nuôi sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái trong chăn nuôi, các loại thức ăn lên men bằng “men vi sinh hoạt tính” sẽ giúp gia súc, gia cầm phát triển tốt, tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn, đồng thời giảm tỷ lệ gia súc mắc bệnh.
Đã vậy, còn tiết kiệm khoảng 30% tổng lượng thức ăn trong suốt quá trình chăn nuôi, tăng sức đề kháng cho vật nuôi với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi như: nắng nóng, trời rét, dịch bệnh…, giảm mùi hôi thồi do phân vật nuôi thải ra 60 – 80%=> hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Về lâu dài, chế phẩm sinh học nói chung và chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái nói riêng sẽ là cứu cánh cho người chăn nuôi an toàn, bền vững, lâu dài để hấp dẫn người tiêu dùng…
(Tổng hợp: Ks. Trần Hường)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét