Chế phẩm sinh học góp phần vào "thu nhập 180 triệu đồng/ha từ cây chè" ở Tuyên Quang
Kể về “nguồn cơn” làm giàu trên vùng đất khó, chị Nguyễn Thị Hiền (vợ anh Hai) bảo, cũng vì “cái khó ló cái khôn”, khi nhận thầu 4 ha đất sản xuất dưới chân núi đá với Công ty chè Sông Lô, gia đình chưa biết cách thức sản xuất sao cho hiệu quả. Giữa lúc đó, Công ty đưa giống chè Bát tiên vào trồng đại trà. Thấy chè giống mới lại có hương thơm đặc trưng, nên gia đình liền mua cây giống về trồng 1 ha, với mật độ 2,5 vạn cây/ha. Do chú trọng đầu tư phân chuồng và chăm sóc đúng quy trình, chỉ sau 6 năm, chè đã cho năng suất 10 tấn/năm, hiện nay vườn chè của gia đình đạt 15 tấn/năm. Trong 3 năm trở lại đây, nguồn thu từ chè của gia đình chưa kể chi phí đạt 180 triệu đồng mỗi năm.
Từ tháng 11 đến nay, mỗi lứa thu hái, cách nhau từ 15 đến 20 ngày, mỗi lần thu được 50 kg chè khô, giá bán tại nhà được 90.000 đồng/kg. Anh Hai kể, gắn bó với cây chè nhiều năm, theo cách làm truyền thống, mỗi năm chè cho thu búp từ tháng 4 đến tháng 10, thời gian còn lại không cho búp (chè ngủ). Sự bất cập cho người sản xuất là thời kỳ chè rộ giá bán thấp chỉ đạt 50.000 - 60.000 đồng/kg, nhưng vào mùa đông nhu cầu tiêu dùng nhiều và giá bán tới 90.000 đồng/kg thì lại thiếu chè. Cái chính là mùa đông chè thiếu ánh sáng, thiếu nguồn nước tưới nên hạn chế cho búp.
Từ suy nghĩ trên anh đã mạnh dạn đốn chè ngay từ tháng 7, sớm hơn 3 tháng so với cách làm truyền thống và đầu tư phân hữu cơ, chế phẩm sinh học qua lá (Vườn sinh thái). Khắc phục tình trạng khô hạn, hàng tuần gia đình tưới nước cho chè và phát quang cây bóng mát, tăng ánh sáng cho chè. Nhờ đầu tư chăm sóc, giữ ẩm đất, nên chè vẫn cho thu hái và bán được giá cao.
Sự khác biệt trong thâm canh cây chè của gia đình là luôn tìm tòi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trồng trọt. Nhiều hộ trồng chè thường chú trọng bón đạm, nhưng gia đình anh Hai chỉ bón phân hữu cơ và sử dụng chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học Vườn sinh thái có ưu thế không độc, kích thích cây chè cho nhiều búp và tạo độ mùn trong đất. Sử dụng chế phẩm sinh học này cho chè tuy tốn công hơn bón phân hóa học, nhưng giữ được hương vị của chè và không làm hại đất.
Vào cuối tháng 12-2009, các hộ trồng chè trong vùng đều đốn chè đểchè “ngủ” qua đông, nhưng gia đình anh Trần Văn Hai ở thôn Bình Ca, xã An Khang (thị xã Tuyên Quang) vẫn đang thu hái rộ búp chè. Với 1 ha chuyên canh chè Bát tiên, gia đình anh Hai mỗi năm bán ra thị trường gần 3 tấn chè khô. Điều đáng nói là sản phẩm chè của gia đình anh Hai làm đến đâu, tiêu thụ hết đến đó, nhất là các cơ quan trong và ngoài tỉnh thường đặt mua.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét