Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Tôm

che pham sinh hoc cho tom, che pham sinh hoc, che pham sinh hoc dung cho thuy hai san, su dung che pham sinh hoc, che pham vuon sinh thai, su dung che pham sinh hoc, vuon sinh thai,
Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho Tôm

Chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” dùng cho Tôm, góp phần cải thiện môi trường ao nuôi, kích thích hệ vi sinh vật có ích phát triển, át chế các vi khuẩn gây bệnh, tác dụng phân huỷ các chất hữu cơ, chất thải từ thức ăn thừa, phân tôm, kìm hãm sự phát sinh các khí độc NH3, H2S, tạo sự ổn định và cân bằng sinh thái môi trường ao nuôi, tăng cường oxy hoà tan, ức chế các chủng vi sinh vật gây hại môi trường ao nuôi, ngoài ra chế phẩm sinh học vườn sinh thái còn bổ sung nguồn dinh dưỡng cho môi trường ao nuôi, hạn chế các loại bệnh, tăng sức đề kháng cho tôm, hạn chế mắc bệnh, tăng năng suất, chất lượng tôm nuôi.


Chế Phẩm Sinh Học chuyên dùng cho Thủy, Hải sản

Chế phẩm sinh học cho Thủy Hải Sản

Cải thiện môi trường nước, hạn chế các yếu tố gây độc, ức chế sự phát triển của các chủng vi sinh vật gây hại, bổ sung dinh dưỡng cho thuỷ sản, làm tăng lượng oxy hoà tan, tăng khả năng miễn dịch cho thủy hải sản, giúp cho thuỷ hải sản lớn nhanh, nâng cao sức đề kháng, hạn chế tối đa dịch bệnh hại trên thuỷ hải sản.

Click vào đây để xem thông tin chi tiết: 



Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Chế phẩm sinh học góp phần vào "thu nhập 180 triệu đồng/ha từ cây chè" ở Tuyên Quang

che pham sinh hoc, che pham sinh hoc vuon sinh thai, che pham vuon sinh thai, su dung dem lot len men, dem lot len men, dem lot sinh thai, dem lot sinh hoc,
Chế phẩm sinh học góp phần vào "thu nhập 180 triệu đồng/ha từ cây chè" ở Tuyên Quang

Kể về “nguồn cơn” làm giàu trên vùng đất khó, chị Nguyễn Thị Hiền (vợ anh Hai) bảo, cũng vì “cái khó ló cái khôn”, khi nhận thầu 4 ha đất sản xuất dưới chân núi đá với Công ty chè Sông Lô, gia đình chưa biết cách thức sản xuất sao cho hiệu quả. Giữa lúc đó, Công ty đưa giống chè Bát tiên vào trồng đại trà. Thấy chè giống mới lại có hương thơm đặc trưng, nên gia đình liền mua cây giống về trồng 1 ha, với mật độ 2,5 vạn cây/ha. Do chú trọng đầu tư phân chuồng và chăm sóc đúng quy trình, chỉ sau 6 năm, chè đã cho năng suất 10 tấn/năm, hiện nay vườn chè của gia đình đạt 15 tấn/năm. Trong 3 năm trở lại đây, nguồn thu từ chè của gia đình chưa kể chi phí đạt 180 triệu đồng mỗi năm.

Từ tháng 11 đến nay, mỗi lứa thu hái, cách nhau từ 15 đến 20 ngày, mỗi lần thu được 50 kg chè khô, giá bán tại nhà được 90.000 đồng/kg. Anh Hai kể, gắn bó với cây chè nhiều năm, theo cách làm truyền thống, mỗi năm chè cho thu búp từ tháng 4 đến tháng 10, thời gian còn lại không cho búp (chè ngủ). Sự bất cập cho người sản xuất là thời kỳ chè rộ giá bán thấp chỉ đạt 50.000 - 60.000 đồng/kg, nhưng vào mùa đông nhu cầu tiêu dùng nhiều và giá bán tới 90.000 đồng/kg thì lại thiếu chè. Cái chính là mùa đông chè thiếu ánh sáng, thiếu nguồn nước tưới nên hạn chế cho búp.

Từ suy nghĩ trên anh đã mạnh dạn đốn chè ngay từ tháng 7, sớm hơn 3 tháng so với cách làm truyền thống và đầu tư phân hữu cơ, chế phẩm sinh học qua lá (Vườn sinh thái). Khắc phục tình trạng khô hạn, hàng tuần gia đình tưới nước cho chè và phát quang cây bóng mát, tăng ánh sáng cho chè. Nhờ đầu tư chăm sóc, giữ ẩm đất, nên chè vẫn cho thu hái và bán được giá cao.

Sự khác biệt trong thâm canh cây chè của gia đình là luôn tìm tòi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trồng trọt. Nhiều hộ trồng chè thường chú trọng bón đạm, nhưng gia đình anh Hai chỉ bón phân hữu cơ và sử dụng chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học Vườn sinh thái có ưu thế không độc, kích thích cây chè cho nhiều búp và tạo độ mùn trong đất. Sử dụng chế phẩm sinh học này cho chè tuy tốn công hơn bón phân hóa học, nhưng giữ được hương vị của chè và không làm hại đất.

Vào cuối tháng 12-2009, các hộ trồng chè trong vùng đều đốn chè đểchè “ngủ” qua đông, nhưng gia đình anh Trần Văn Hai ở thôn Bình Ca, xã An Khang (thị xã Tuyên Quang) vẫn đang thu hái rộ búp chè. Với 1 ha chuyên canh chè Bát tiên, gia đình anh Hai mỗi năm bán ra thị trường gần 3 tấn chè khô. Điều đáng nói là sản phẩm chè của gia đình anh Hai làm đến đâu, tiêu thụ hết đến đó, nhất là các cơ quan trong và ngoài tỉnh thường đặt mua.

Nhà Nông Làm Giàu Với Chế Phẩm Sinh Học

phan sinh hoc, phan vi sinh, men u vi sinh, men vi sinh hoat tinh, che pham sinh hoc, che pham sinh hoc vuon sinh thai, dem lot len men, dem lot sinh thai, dem lot sinh hoc, che pham men vi sinh, che pham vuon sinh thai,
CHẾ PHẨM SINH HỌC “VƯỜN SINH THÁI” CÙNG NHÀ NÔNG LÀM GIÀU 

Chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” đã được rất nhiều báo, đài từ Trung ương đến Địa phương liên tục đưa tin về tính hiệu quả của sản phẩm như: báo (Nông nghiệp, Chăn nuôi, Bắc Giang, Vĩnh Long, Bến Tre…), đài truyền hình (VTV3, VTV1 trong chuyên mục nhà nông làm giàu, VTV2 trong chuyên mục bạn của nhà nông, VTV5, tp Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Cao Bằng, Ninh Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Điện Biên, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Bến Tre, Vĩnh Long, Đại học Nông Lâm Tp.HCM…), được các Sở Nông Nghiệp trên toàn quốc cho phép triển khai tới bà con nông dân. Ngoài vấn đề tăng năng suất sản phẩm còn đảm bảo nâng cao chất lượng nông sản, tăng khả năng chống chịu hạn, chịu rét, tăng sức đề kháng chống lại các dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Giúp bà con nông dân hạn chế sử dụng thuốc BVTV, thuốc trừ sâu góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cho con người.

Công dụng: Chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” là một chất bổ dưỡng cao cấp được sản xuất theo công nghệ Nano tiên tiến với thành phần bao gồm: Axitamin( Đạm hữu cơ – Đạm sinh học), các khoáng chất đa lượng và vi lượng, các vitamin thiết yếu, các chủng vi sinh vật hữu ích, và các loại Enzym(Men tiêu hóa). Khi sử dụng chế phẩm sinh học có tác dụng đẩy mạnh sự phân chia tế bào, phát dục, lớn nhanh, béo mập, đảm bảo chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển sinh lý, sinh hóa. Nâng cao tỷ lệ sống cho giống, tăng năng suất và chất lượng sữa, tăng cường sức đề kháng giúp Bò sữa chống chịu lại các dịch bệnh cũng như điều kiện khắc nghiệt của môi trường. chế phẩm sinh học đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cho phép nhập khẩu và lưu hành phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, sau khi phun chế phẩm sinh học 3 lần, các loại rau ăn lá, ăn quả cho năng suất tăng 30-50%, cây trồng khoẻ mạnh, sâu, bệnh hại giảm mạnh, chất lượng rau quả được cải thiện rõ rệt, đất trồng tơi xốp màu mỡ. 

Một số lưu ý khi sử dụng:

- Đối với bò sữa: tăng năng xuất sữa từ 15%-20% trở lên

Đối với bò thịt, heo, gà :lớn nhanh, cho xuất chuồng sớm. Giảm mùi hôi của phân gia súc, gia cầm từ: 60% -70%. 

- Đối với gà, sau khi sử dụng 10 ngày, gà khỏe mạnh nhanh nhẹn, tỷ lệ đẻ trứng tăng lên rõ rệt. giảm lượng thức ăn từ 20%- 30%.

"Vườn sinh thái" là một chế phẩm sinh học dành cho người chăn nuôi rất hiệu quả, an toàn cả cho người sản xuất và người tiêu dùng.

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012

Nghiên cứu và sử dụng chế phẩm sinh học từ vi khuẩn đối kháng để kiểm soát nấm hại cây trồng

che pham sinh hoc, che pham sinh hoc vuon sinh thai, che pham vuon sinh thai, che pham men vi sinh, men vi sinh hoat tinh, men u vi sinh, dem lot len men, dem lot sinh hoc, dem lot sinh thai, phan vi sinh, phan sinh hoc, phan sinh hoc wehg, che pham balasa
Trên thế giới, nấm Rhizoctonia solani Kühn và Fusarium gây thiệt hại nghiêm trọng đối với năng suất của nhiều loại cây trồng như cây ngũ cốc (lúa, ngô, khoai tây), cây rau (lạc, đậu đỗ, cà chua, cải bắp, xà lách), cây ăn quả và cây công nghiệp (bông). Nấm gây ra các triệu chứng thối đen rễ, lở cổ rễ, thối gốc thân, thối thân, khô vằn, thối lá. Nấm bệnh gây thiệt hại lên tới 11,6% tổng sản lượng nông nghiệp. Ở nước ta, hàng năm sản lượng nông nghiệp thất thu hàng ngàn tỷ đồng do nấm bệnh gây ra trên một số cây trồng quan trọng như ngô, khoai tây, đậu tương, đỗ. Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn đối kháng ngày càng được quan tâm sử dụng để diệt nấm gây hại cây. Một số chủng vi khuẩn đối kháng như Burkholderia, Pseudomonas, Bacillus đã và đang được quan tâm nghiên cứu vì chúng tổng hợp một số chất ngoại bào với khả năng ức chế sự nẩy mầm và phát triển của nấm bệnh F. oxysporum và R. solani.

Vi khuẩn đối kháng Bacillus, Burkholderia và Pseudomonas được phân lập từ đất, rễ cây, có khả năng kiểm soát hiệu quả đối với nấm Pythium, R. solani và F. oxysporum… gây bệnh thối rễ, thối thân ở cây đậu tương, cây đỗ, rau diếp, cây trạng nguyên, cây khoai tây. Biện pháp chủ yếu để diệt nấm bệnh hiện nay là dùng thuốc diệt nấm có nguồn gốc hóa học. Tuy nhiên nếu dùng nhiều loại thuốc hóa học với liều lượng cao trong thời gian dài sẽ làm mất cân bằng trong quần thể vi sinh vật đất có ích, tạo môi trường bất lợi đối với các sinh vật có ích phát triển, và tạo điều kiện để nấm bệnh, các loài côn trùng có hại kháng thuốc hơn, đồng thời cũng tiêu diệt các loài thiên địch có ích. Dư lượng thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu hóa học còn lại trên sản phẩm nông nghiệp và trên đất sẽ làm ô nhiễm vào nguồn nước ngầm, gây ra tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của người và vật nuôi. Ở một số nước phát triển, thuốc diệt nấm có nguồn gốc hóa học bị hạn chế hoặc cấm sử dụng.

Chế phẩm sinh học diệt nấm có nguồn gốc từ vi khuẩn đối kháng có tác dụng tích cực đối với nông nghiệp, ưu việt hơn so với việc dùng thuốc hóa học. Sử dụng chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn đối kháng để diệt nấm gây hại trên cây trồng sẽ mang lại những lợi ích lâu dài cho người sản xuất như: làm tăng năng suất của cây trồng, giảm chi phí đầu tư, làm đất không bị bạc màu, thân thiện với môi trường sinh thái, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người và vật nuôi, gióp phần quan trọng trong việc phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững và hiệu quả. Người sản xuất hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng chế phẩm sinh học từ vi sinh vật để kiểm soát nấm R. solani và F. oxysporum gây hại cây trồng.

Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu những kết quả nghiên cứu bước đầu trong việc sử dụng chế phẩm sinh học (tế bào, dịch ngoại bào) từ vi khuẩn đối kháng Burkholderia, Pseudomonas và Bacillus có tác dụng kiểm soát hiệu quả nấm R.solani gây hại cây rau diếp và F. oxysporum gây hại cây cà chua trong nhà lưới. Những tác dụng tích cực của tế bào và dịch ngoại bào của vi khuẩn đối kháng đến sinh trưởng của cây trồng, và hệ sinh vật xung quanh bộ rễ cũng được phát hiện.

Ảnh hưởng của tế bào và dịch ngoại bào của vi khuẩn đối kháng đến sinh trưởng của cây trồng trong buồng nuôi climate chamber

Tế bào của các chủng vi khuẩn đối kháng Burkholderia, Pseudomonas và Bacillus tác dụng tích cực đến sinh trưởng của rau diếp và cà chua. Sau khi hạt rau diếp được xử lý với tế bào vi khuẩn đối kháng, hạt nẩy mầm tốt, cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với lô không được xử lí. Sau 40 ngày xử lí, sinh khối tươi và khô của thân, rễ ở rau diếp đều tăng so với đối chứng (P <0,05). Một kết quả tương tự, khi hạt cà chua được xử lí với tế bào Burkholderia và Bacillus rồi đem gieo, cây phát triển cho số lượng lá/cây, khối lượng tươi và khô của cây cao hơn hoặc tương đương so với đối chứng. 

Cả hạt rau diếp, cà chua sau khi xử lí với tế bào vi khuẩn đối kháng, đều cho khối lượng tươi và khô của bộ rễ cà chua, rễ rau diếp đều cao hơn so với lô đối chứng. Tế bào chủng Burkholderia và Bacillus có khả năng cộng sinh trong hệ rễ, chiếm chỗ của nấm bệnh trong hệ rễ, đồng thời tiết ra hoạt chất ức chế nấm bệnh phát triển, (trên 106 khuẩn lạc/cm rễ rau diếp, trên 2,5x106 khuẩn lạc/cm rễ cà chua). Đối với lô thí nghiệm cà chua và rau diếp được xử lí bởi dịch ngoại bào của chủng vi khuẩn đối kháng chọn lọc, cây rau diếp và cà chua sinh trưởng và phát triển bình thường. Số lượng lá/cây, trọng lượng tươi, trọng lượng khô, sinh khối bộ rễ của cây đều không bị giảm so với đối chứng.

Kiểm soát nấm R. solani, F. oxysporum hại cây trồng trong nhà lưới bằng tế bào chủng vi khuẩn đối kháng

Điều kiện trong nhà lưới, cây rau diếp bị gây nhiễm bởi nấm R. solani, sau đó được xử lí với tế bào Burkholderia, Bacillus vàPseudomonas. Kết quả cho thấy nấm R. solani bị kiểm soát 75% so với lô rau không được xử lí với tế bào. Đặc biệt sinh khối tươi và khô, số lượng lá/cây của lô thí nghiệm được xử lí cao hơn so với lô không được xử lí (P < 0,05). Trên cây cà chua bị gây nhiễm bởi nấm F. oxysporum, sau đó được xử lí với tế bào của Burkholderia và Bacillus. Nấm F. oxysporum bị kiểm soát 67% đến 75%. Sinh khối tươi, khô của cây cà chua, số lượng lá/cây, chiều cao cây ở lô thí nghiệm cao hơn so với lô không được xử lí (P <0,05). Như vậy, tế bào chủng Burkholderia, Bacillus không những kiểm soát hiệu quả nấm bệnh R.solani và F. oxysporum mà còn có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng và phát triển của rau diếp, khoai tây trong nhà lưới. Hơn nữa, đối với lô thí nghiệm được xử lí với tế bào cũng như dịch ngoại bào của chủng vi khuẩn đối kháng, mật độ và chủng loại vi sinh vật hữu ích trong đất xung quanh bộ rễ của cà chua, rau diếp không bị giảm so với đối chứng.
che pham sinh hoc, che pham sinh hoc vuon sinh thai, che pham vuon sinh thai, che pham men vi sinh, men vi sinh hoat tinh, men u vi sinh, dem lot len men, dem lot sinh hoc, dem lot sinh thai, phan vi sinh, phan sinh hoc, phan sinh hoc wehg, che pham balasa
A. R.solani hại rau diếp 

B. Rau diếp nhiễm nấm R. solani được xử với dịch ngoại bòa chủng vi khuẩn đối kháng chọn lọc.

C. Rau diếp nhiễm nấm R.solani được xử với tế bào chủng vi khuẩn đối kháng chọn lọc.

che pham sinh hoc, che pham sinh hoc vuon sinh thai, che pham vuon sinh thai, che pham men vi sinh, men vi sinh hoat tinh, men u vi sinh, dem lot len men, dem lot sinh hoc, dem lot sinh thai, phan vi sinh, phan sinh hoc, phan sinh hoc wehg, che pham balasa
D. Sợi nấm R.solani bị ức chế phát triển bởi chủng vi sinh vật đối kháng chọn lọc chọn lọc.

E. Sợi nấm F.oxysporum bị ức chế phát triển bởi chủng vi sinh vật đối kháng chọn lọc.

Kiểm soát nấm R. solani, F. oxysporum gây bệnh cây trồng bằng dịch ngoại bào của chủng vi khuẩn đối kháng

Vi khuẩn đối kháng Pseudomonas sinh tổng hợp chất ngoại bào syringomycin, syringostatin, syringotoxin, cepacin A, cepacin B, phenazine và pyrrolnitrin; Burkholdria sinh tổng hợp chất cepacin và pyrrolnitrin; Bacillus sinh tổng hợp iturin, surfacin, bacilysin, bacillomycin và mycobacillin có hoạt tính diệt nấm R. solani, F. oxysporum gây bệnh thối rễ, thối thân ở nhiều loại cây trồng quan trọng. Trong điều kiện in vitro trên môi trường thạch, dịch ngoại bào của chủng vi khuẩn đối kháng Burkholderia, Pseudomonas và Bacillus diệt 70-90% nấm F. oxysporum, và diệt 75-81% nấm R. solani. 

Thử nghiệm trong nhà lưới, dịch ngoại bào của các chủng vi khuẩn đối kháng Burkholderia, Pseudomonas và Bacillus làm giảm 67-75% thiệt hại gây ra bởi nấm R. solani trên rau diếp. Dịch ngoại bào của các chủng vi khuẩn đối kháng cũng có khả năng kiểm soát nấm bệnh ở mức độ khác nhau (P<0,001), không ảnh hưởng tiêu cực đến nẩy mầm của hạt (cà chua, rau diếp), không ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng, phát triển của cây. Khối lượng tươi, khối lượng khô của thân-lá, và số lượng lá/cây cao hơn so với đối chứng. Bộ rễ của rau diếp, cà chua thì phát triển tốt, sinh khối tươi và khô cao hơn so với đối chứng. 

Đối với nấm F. oxysporum gây hại trên cà chua, dịch ngoại bào chủng vi khuẩn đối kháng Burkholderia, Pseudomonas vàBacillus làm giảm 67-75% thiệt hại do nấm gây ra. Khối lượng tươi của thân và lá của cây cà chua ở lô thí nghiệm cao hơn so với đối chứng. Chiều cao cây, số lượng lá/cây ở lô xử lí với dịch ngoại bào cao hơn so với đối chứng. Quần thể vi sinh vật có ích trong đất xung quanh rễ cũng không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch ngoại bào.

Như vậy, triển vọng sử dụng chế phẩm sinh học (tế bào, dịch ngoại bào) từ vi khuẩn đối kháng để diệt nấm gây hại cây trồng là rất lớn, ưu việt và hiệu quả hơn so với biện pháp hóa học. Việc sử dụng chế phẩm dạng này sẽ gióp phần làm tăng năng suất cây trồng, giảm ô nhiễm môi trường, gióp phần quan trọng vào việc phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Nguồn: Phòng Công nghệ Sinh học Enzyme, Viện Công nghệ Sinh học

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012

Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Đậu Tương Ở Thái Bình

che pham sinh hoc vuon sinh thai dung trong chan nuoi; che pham sinh hoc vuon sinh thai cho cay an qua, che pham sinh hoc; che pham sinh hoc vuon sinh thai; che pham vuon sinh thai; che pham men vi sinh; men vi sinh hoat tinh; men u vi sinh; phan sinh hoc; phan vi sinh;


Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Balasa N01 Làm Đệm Lót Chuồng Trong Chăn Nuôi Vịt

SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC BALASA-N01 LÀM ĐỆM LÓT CHUỒNG TRONG CHĂN NUÔI VỊT 

I. Sử dụng chế phẩm để sử lý đệm lót lên men sẽ đem lại các lợi ích sau: 

1. Làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt không ô nhiễm. Vì vậy: 

- Cải thiện môi trường sống cho người lao động. 

- Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc . 

2. Sẽ không phải thay độn lót trong suốt quá trình nuôi do đó giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm độn lót. 

3. Giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chẩy ở và bệnh hen. Giảm tỷ lệ chết và đào thải giảm. Vì vậy giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị bệnh . 

4 . Tăng chất lượng đàn vịt và chất lượng của sản phẩm. Úm trên đệm lót sẽ cho vịt con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Vịt nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh. 

5. Hạch toán chung người chăn nuôi sẽ lợi như môi trường không ô nhiễm; Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay độn lót; Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên . 

II. KỸ THUẬT LÀM ĐỆM LÓT CHUỒNG NUÔI VỊT: 

Chuồng có nền được láng xi măng hoặc lát gạch. Nếu chuồng làm mới thì nền chuồng là đất nện, không láng lát sẽ tốt và giảm chi phí xây dựng. 

Do mùn cưa có khả năng hút ẩm tốt nên đệm lót mùn cưa hoặc kết hợp với trấu thường áp dụng để nuôi vịt thịt hoặc vịt đẻ có thời gian nuôi kéo dài. 

Thực hiện làm đệm lót lên men cho 30-50 m2 nền chuồng theo các bước sau: 

Bước 1: Rải đều lớp mùn cưa dày 15 cm lên nền chuồng ( nếu kết hợp dùng trấu thì đầu tiên rải 8 cm trấu, sau đó rải tiếp 7 cm mùn cưa ). 

Bước 2: Nếu mùn cưa khô, phun nước sạch đều lên trên lớp mùn cưa sao cho mùn cưa có độ ẩm 20% ( dùng tay bốc một nắm mùn cưa, quan sát thấy hạt mùn cưa bị thấm ẩm nhưng vẫn tơi rời là được). Thả vịt vào nuôi. 

Chú ý: phun nước phải như mưa và sau một lúc phải dùng tay xoa cho ẩm đều. 

Bước 3: Sau một thời gian (sau 3-7 ngày ) quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín, ta dùng cào cán ngắn để cào sơ qua lớp mặt đệm lót ( lưu ý khi cào nên quây gọn vịt về từng phía một khi làm để tránh gây xáo trộn đàn vịt ) 

Bước 4: Rắc đều chế phẩm men đã được ủ sau 2 ngày lên toàn bộ bề mặt đệm lót. Sau đó dùng cào xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp 

- Làm chế phẩm men như sau: Đem 1 kg chế phẩm sinh học Balasa-N01 trộn đều với 5 – 7 kg bột ngô hoặc cám gạo, cho thêm khoảng 2,5 – 3,2 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều, sau đó cho vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm ủ trong 2 ngày. 

III. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG ĐỆM LÓT LÊN MEN: 

Một đệm lót nền chuồng được xử lý tốt có thể kéo dài thời gian sử dụng từ 6 tháng đến một năm hoặc có thể dài hơn. Thời gian sử dụng phụ thuộc vào các yếu tố bảo dưỡng chúng 

- Phải chú ý làm tơi xốp bề mặt đệm lót lên men: cứ sau 1-2 ngày cào trên bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân sẽ được phân hủy nhanh hơn. Thời gian dài ngắn tùy thuộc vào mặt đệm lót bị nén chặt hay không và lượng phân nhiều hay ít 

Trong quá trình cào trên bề mặt đệm lót không được cào sâu xuống sát nền chuồng 

- Nuôi trong vài tuần nếu có mùi hơi hăng hắc thì xới tơi đệm lót, để cửa thông thoáng, mùa nóng có thể dùng quạt gió. Trong trường hợp này vịt vẫn sinh trưởng tốt, khỏe mạnh 

- Để đệm lót lên men luôn luôn khô và tiêu hủy phân tốt thì có thể sau một thời gian cần phải bảo dưỡng 1 lần. Cách làm: sau khi xới tơi trên mặt đệm lót thì rắc chế phẩm men ( được chế như ở phần trên ) đều lên mặt. 

Khi bảo dưỡng lúc trong chuồng có vịt vào những ngày nóng, thường bố trí thời gian để làm vào buổi chiều mát sẽ đỡ ảnh hưởng đến vịt. 

- Tránh để bị nước mưa hắt làm ướt đệm lót lên men

- Khi nuôi vịt trên nền đệm lót lên men cần phải để ý khu vực máng uống, nếu thấy nước rớt làm ướt đệm lót thì phải thay ngay bằng lớp trấu mới. 

- Nuôi vịt cần chú ý không để vịt sau khi bơi ở ao hồ lên vào chuồng ngay. 

- Khi phát hiện độn lót có mùi của khí NH3 ( khai ) và thối nhẹ là tác dụng phân giải phân chưa tốt cần phải sử lý kịp thời. Tùy từng nguyên nhân: do đệm lót ướt quá; đệm lót bị nén không tơi xốp; men kém hoạt động… mà có cách xử lý phù hợp, nhưng chung nhất là phải làm khô, sới tơi đệm lót và sau đó bổ sung chế phẩm sinh học . 

- Chế độ nuôi dưỡng: Cần bổ sung men tiêu hóa trong thức ăn hoặc nước uống cho vịt hoặc dùng thức ăn lên men để chăn nuôi nhằm làm tăng năng lực tiêu hóa, giảm lượng phân thải ra. 

Chế Phẩm Balasa N01 Dùng Xử Lý Môi Trường Ô Nhiễm

CHẾ PHẨM BALASA N01 DÙNG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM

1. Chuồng nuôi vịt, ngan...: Nếu nền chuồng bẩn có mùi hôi thì chỉ cần rắc bột BALASA N-01 đều lên mặt nền chuồng

2. Chuồng nuôi lợn: Nếu không làm đệm lót lên men thì có thể dùng chế phẩm BALASA N-01 để xử lý nền chuồng, nơi chứa phân, cống rãnh thoát nước thải để chống ô nhiễm.

3. Bể biogas, Bể phốt, cống rãnh: Dùng rất tốt trong thông tắc và xử lý bể phốt, cống rãnh; xử lý thông tắc bể biogas nhưng không làm mất gas

Liều dùng: 1 kg BALASA N01 dùng xử lý cho 10m3 hoặc 100m2 bề mặt

CHẾ PHẨM BALASA N01 DÙNG TRONG XỬ LÝ AO, HỒ

Dùng trong chuẩn bị ao nuôi, xử lý làm sạch đáy ao, kiểm soát chất lượng nước và khi ao hồ  

Liều sử dụng: 1 kg BALASA NO1 dùng cho 500 m2 diện tích ao hồ hoặc 900 – 1.000 m3 nước.

Cách dùng: Có thể sử dụng theo 2 cách:

1- Đem 1 kg chế phẩm BALASA NO1 trộn đều với 5 kg cám gạo hoặc bột ngô sau đó cho thêm 2,5 lít nước sạch, xoa cho ẩm đều sau đó cho vào túi hoặc thùng kín để ủ ở chỗ ấm trong 2 ngày, sau đó mới rắc đều lên toàn bộ đáy ao hay mặt nước. Mục đích của việc ủ lên men chế phẩm với bột để làm tăng lượng vi sinh vật, như vậy tác dụng xử lý sẽ nhanh và mạnh hơn

2- Đem 1 kg chế phẩm BALASA NO1 trộn đều với 5 kg cám gạo hoặc bột ngô, cho vào thùng, cho thêm trên dưới 100 lít nước sạch, khuấy đều sau đó đậy kín, để ủ ở chỗ ấm trong 2 ngày. Khi dùng chỉ cần tưới đều lên toàn bộ đáy ao hay mặt nước. Chú ý khuấy đều dịch men trong khi tưới.

Trong trường hợp đang nuôi, nước trong ao, hồ, đầm nhiễm bẩn, tôm cá bị bệnh nhiều sau khi dùng chế phẩm BALASA N-01 thì chỉ sau một thời gian tùy theo độ nhiễm bẩn của nước, nước không còn mùi hôi và sẽ trong sạch trở lại và tôm cá sẽ không bị mắc bệnh

Khi rắc chế phẩm tôm cá có ăn chế phẩm thì không hề có hại mà ngược lại có thể phòng trị tốt các bệnh truyền qua đường ruột.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More