Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Chế Phẩm Sinh Học - Hướng Đi Mới Trong Chăn Nuôi An Toàn, Bền Vững

Chế phẩm sinh học – Hướng đi mới trong chăn nuôi an toàn, bền vững

Việc lạm dụng các chất tăng trọng, tạo nạc và thuốc kháng sinh làm tồn dư các hóa chất này trong sản phẩm thịt, trứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Vì thế sử dụng chế phẩm sinh học mở ra hướng đi mới trong chăn nuôi an toàn, bền vững.

Hiện nay, chất tạo nạc đang được cả xã hội quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Chất tạo nạc được sử dụng rộng rãi là clenbuterol, thường gọi tắt là clen. 

Chất này có tác dụng giãn cơ trơn nên có thể làm thuốc giãn phế quản và giảm co bóp tử cung. Thuốc cũng làm tăng cường hoạt động thể lực, kích thích thần kinh trung ương, tăng huyết áp, tăng thân nhiệt và tăng vận chuyển ôxy trong máu. Clenbuterol có tác dụng đốt cháy mỡ trong cơ thể rất mạnh và dù không phải là thuốc thuộc nhóm steroid nhưng clenbuterol lại được cho là có tác dụng tăng khối cơ của cơ thể.

Do các chế phẩm có clenbuterol dễ dàng tìm thấy trên thị trường nên khả năng lạm dụng thuốc rất cao.

Ngộ độc thức ăn có chứa clenbuterol đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân tim mạch, đặc biệt những bệnh nhân bị rối loạn nhịp, suy tim và bệnh mạch vành. Với những đối tượng này, dù lượng clenbuterol tiêu thụ không nhiều để có thể gây nên nhưng triệu chứng lâm sàng rõ rệt vẫn đủ để có tác hại không lường trước được trên hệ tim mạch, đặc biệt có thể gây rối loạn nhịp nguy hiểm, thậm chí nhồi máu cơ tim đưa đến tử vong.

Cách phòng tránh để chăn nuôi an toàn và bền vững:

Kiểm soát việc sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi gia súc là vấn đề lớn. Bởi nếu tình trạng vẫn tiếp diễn thì người chăn nuôi chân chính sẽ bị thiệt thòi đầu tiên. Xin được đưa ra một số lời khuyên cho người tiêu dùng từ kinh nghiệm trên thế giới:

+ Vì nội tạng của động vật, đặc biệt gan là nơi chứa clenbuterol với hàm lượng cao nếu gia súc được nuôi bằng chất tạo nạc, nên người tiêu dùng cần cân nhắc hạn chế sử dụng các bộ phận này.

+ Không nên hi vọng việc nấu chín sẽ làm phân hủy clenbuterol!

+ Chỉ nên mua thịt từ những nguồn đáng tin cậy, có sự kiểm soát chặt chẽ từ nguồn cung cấp đến điểm phân phối.

Chính vì vậy, không ít người tiêu dùng đã quay lưng với các sản phẩm thịt gia súc… Theo thống kê chưa chính thức, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vừa qua đã gây thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng. Ngoài ra, tại các trang trại chăn nuôi heo quy mô vừa và lớn mỗi ngày thải ra khoảng trên dưới 5 tấn phân và nước thải. Lượng phân và nước thải này được dùng vào việc trồng trọt, tưới tiêu... song việc xử lý không đúng cách đã khiến cho rau màu bị nhiễm trứng giun và vi sinh vật có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Theo đánh giá của một số chuyên gia, cùng với việc chậm quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, và thói quen sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cũng như việc người chăn nuôi chưa biết xử lý triệt để chất thải trong trang trại khiến cho nền chăn nuôi chưa được bền vững và có thể xảy ra biến cố, khiến người tiêu dùng quay lưng bất cứ lúc nào. Dịch bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm và vừa rồi là người chăn nuôi sử dụng “chất cấm” là một minh chứng nhãn tiền…

Ở nước ta, để chăn nuôi an toàn và bền vững, nhiều trang trại đã áp dụng chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi như chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái, các loại men vi. Tuy nhiên, với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, thì việc chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học vẫn là một điều xa lạ. PGS.TS, Lâm Minh Thuận (Đại học Nông lâm TP.HCM) cho biết, theo thống kê, trên thị trường có hơn 200 chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp gia súc tiêu hóa tốt, giảm tỷ lệ các sinh vật gây bệnh. Nhiều loại chế phẩm sinh học còn kích thích hệ miễn dịch, khống chế các bệnh lây nhiễm và giảm ô nhiễm môi trường, giúp cho bà con nông dân có hiệu quả chăn nuôi an toàn và bền vững...

Chính vì thế, việc sử dụng chế phẩm tự nhiên như gừng, nghệ, tỏi…, chế phẩm sinh học chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái thay thế kháng sinh trong chăn nuôi đang là giải pháp tối ưu nhằm tạo ra thực phẩm sạch. Đáng chú ý, nhiều chế phẩm tự nhiên đã giúp cho gà chuyển hóa trao đổi chất, đồng thời nâng cao sức đề kháng bệnh, tạo ra thịt sạch, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Còn trong chăn nuôi heo, việc sử dụng tỏi, nghệ... giúp cải thiện tăng trưởng cũng như hệ số chuyển hóa thức ăn, giảm chi phí trên 1kg tăng trọng so với heo sử dụng kháng sinh. Vì vậy, nhiều nhà khoa học đánh giá, nếu người chăn nuôi sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái trong chăn nuôi, các loại thức ăn lên men bằng “men vi sinh hoạt tính” sẽ giúp gia súc, gia cầm phát triển tốt, tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn, đồng thời giảm tỷ lệ gia súc mắc bệnh.

Đã vậy, còn tiết kiệm khoảng 30% tổng lượng thức ăn trong suốt quá trình chăn nuôi, tăng sức đề kháng cho vật nuôi với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi như: nắng nóng, trời rét, dịch bệnh…, giảm mùi hôi thồi do phân vật nuôi thải ra 60 – 80%=> hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Về lâu dài, chế phẩm sinh học nói chung và chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái nói riêng sẽ là cứu cánh cho người chăn nuôi an toàn, bền vững, lâu dài để hấp dẫn người tiêu dùng…

(Tổng hợp: Ks. Trần Hường)

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

CHẾ PHẨM SINH HỌC LÀ GÌ?


Sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản

1.Chế phẩm sinh học là gì ?
Chế phẩm sinh học là sản phẩm có chứa vi sinh vật sống nhằm mục đích cải thiện sức khỏe con người và vật nuôi. Trong nuôi thủy sản, sử dụng chế phẩm sinh học(còn gọi là men vi sinh) nhằm mục đích cải thiện môi trường (nước và nền đáy ao), tăng sức khỏe vật nuôi, tăng khả năng hấp thu thức ăn...góp phần tăng năng suất và sản lượng.
2.Mục đích của việc sử dụng men vi sinh
- Ổn định chất lượng nước, đáy ao
 - Phân giải khí độc được tạo thành từ nền đáy ao trong quá trình nuôi
- Cải thiện tiêu hóa trong đường ruột tôm, cá 
- Hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại, giảm cơ hội gây bệnh cho vật nuôi
- Phân giải chất hữu cơ tích tụ nền đáy ao

Do đó, sử dụng men vi sinh có tác dụng phòng bệnh, tăng tỉ lệ sống, nâng cao năng suất ao nuôi. Hơn thế nữa, sử dụng men vi sinh để quản lý nuôi còn có tác dụng hạn chế việc sử dụng hóa chất bừa bãi, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
3.Các loại vi khuẩn có trong men vi sinh và đặc điểm của chúng.
3.1.Lactobacillus là nhóm vi khuẩn yếm khí tuỳ nghi, có khả năng phân giải bột đường thành axit hữu cơ. Thích hợp trong sản xuất giống thủy sản vì chúng có tác dụng hiệu quả trong sản xuất thức ăn sống và nuôi ấu trùng làm thức ăn cho tôm, cá giống. Nhóm này nhạy cảm với nhiệt độ cao.
3.2.Bacillus là nhóm vi khuẩn yếm khí. Do đó ít tiêu hao oxy trong ao khi sử dụng. thích hợp sử dụng trong ao và trộn vào thức ăn. Nhóm này chịu nhiệt cao, thuận lợi trong quá trình chế biến thức ăn viên.
3.3.Nitrobacter, Nitrosomonas là nhóm vi khuẩn hiếu khí. Khi sử dụng sẽ tiêu hao nhiều oxy trong ao. Do đó, cần cung cấp đủ oxy để đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi và tăng hiệu quả hoạt động của men vi sinh. Đây là các vi khuẩn giúp biển đổi các khí độc NH3 thành sản phẩm ít độc NO3 qua quá trình nitrate hoá.
3.4.Nhóm vi khuẩn Vibrio có lợi : giống Vibrio có rất nhiều loài, trong đó có loài có lợi cho môi trường, vô hại đối với vật nuôi, nhưng cũng có loài là vi khuẩn gây bệnh phổ biến cho động vật thủy sản. Sử dụng chế phẩm sinh học chứa các loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio có lợi nhằm cạnh tranh về số lượng với các loài Vibrio gây bệnh, hạn chế hoặc triệt tiêu cơ hội gây bệnh cho các loài Vi khuẩn gây bệnh hiện có trong ao.
3.5.Nấm men có thể bám và phát triển tốt trên thành ruột, chịu được nhiệt độ cao trong công nghệ ép viên thức ăn, thích hợp với phương pháp sử dụng trộn vào thức ăn.
 4.Tác dụng của men vi sinh dùng trong thủy sản
4.1.Trong nước
- Các vi khuẩn có lợi trực tiếp tham gia quá trình phân giải chất hữu cơ hoặc tiếp tục oxy hóa các sản phẩm độc hại do vi khuẩn có hại tạo ra thành các sản phẩm vô hại, giúp cải thiện chất lượng nước và nền đáy ao.
- Các vi khuẩn có lợi cạnh tranh môi trường sống làm giảm số lượng vi khuẩn có hại. Nhóm vi khuẩn có hại trong nước có thể là các vi khuẩn gây bệnh hoặc là các vi khuẩn tham gia quá trình phân giải chất hữu cơ tạo sản phẩm độc hại (NH3, NO2, H2S). 
4.2.Trong ruột tôm, cá khi được cung cấp qua đường thức ăn
Tương tự như trong nước, trong ruột, các vi khuẩn có lợi cũng có tác dụng cạnh trạnh để giảm dần số lượng vi khuẩn có hại gây bệnh đường ruột cho tôm, cá. Ngoài ra một số kết quả nghiên cứu cho thấy có một số loài vi khuẩn chứa trong men vi sinh có khả năng tham gia các chu trình biến dưỡng tạo vitamin tăng cường dinh dưỡng cho động vật nuôi.

Tuy nhiên sử dụng chế phẩm sinh học cần lưu ý: 
- Trước và sau khi sử dụng chế phẩm sinh học, không được sử dụng các hóa chất sát trùng nước cũng như các thuốc kháng sinh trộn vào thức ăn.
- Cần sử dụng lặp lại nhiều lần
- Chú ý hàm lượng oxy hoà tan trong ao trong quá trình sử dụng 
- Sản phẩm men vi sinh (chế phẩm sinh học) đạt chất lượng là sản phẩm có hiệu quả tại nhiều vùng nuôi khác nhau và hiệu quả qua nhiều vụ nuôi.

Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phòng trừ bệnh hại cây trồng




Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phòng trừ bệnh hại cây trồng

“Vườn Sinh Thái” là Chế phẩm sinh học có tác dụng đối kháng với các nấm bệnh có trong đất như : Fusarium sp, Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii, Phytophthora palmivora, Pythium sp… Chế phẩm sinh học này đối kháng với các nấm bệnh bằng cách ký sinh trên nấm bệnh, cạnh tranh thức ăn, sản sinh ra các chất kháng sinh và enzyme tiêu diệt, ngăn cản sự xâm nhập của nấm bệnh bảo vệ tốt bộ rễ, phòng trừ được các bệnh chết rụi và héo rũ cây.

Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái còn kích thích sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhờ sự phân huỷ cellulose các chất hữu cơ có trong đất làm tăng chất dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thụ cho cây trồng.



Ngoài ra, Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái còn có nhiều tác dụng tốt đối với cây trồng:

- Chế phẩm sinh học Không gây tính kháng ở nấm bệnh như các loại thuốc hóa học khác.

- Chế phẩm sinh học Chứa bào tử sống tự nhân lên và lưu tồn trong đất qua nhiều mùa vụ.

- Chế phẩm sinh học Dùng được cho tất cả cây trồng cạn ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào.

- Chế phẩm sinh học Có nguồn gốc tự nhiên không gây độc hại không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái được đăng ký để phòng trừ bệnh lễ cổ rễ cây cây chua, thối rễ cây sầu riêng, vàng lá chết nhanh cây hồ tiêu. Nông dân ở huyện Chợ Lách (Bến Tre), Hóc Môn, Gò Vấp (Tp.Hồ Chí Minh) rất thích sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trộn vào bầu ươm cây ăn trái và cây cảnh các loại để giảm tỷ lệ cây chết do bệnh và giúp cây trồng phát triển tốt.

Sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái ở cây ăn trái như sau:

- Thời kỳ phát triển lộc: Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 15 lít nước phun đều 01 lượt.

- Thời kỳ trước khi ra hoa: Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 10 - 15 lít nước phun đều 01 lượt. Cứ cách 7 – 10 ngày phun đều 01 lượt với tỉ lệ như trên.

- Thời kỳ quả lớn: Dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 10 - 15 lít nước phun đều 01 lượt. Cách 7 – 10 ngày phun đều 01 lượt với tỉ lệ như trên.

- Thời kỳ sau thu hái: Sau khi thu hoạch xong, dùng 5ml chế phẩm sinh học pha với 10 – 15 lít nước phun đều 01 lượt.



* Chú ý trước khi sử dụng:

- Trước khi phun chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” cho cây trồng cần lắc đều chai chế phẩm.

- Dùng bình sạch, bình chuyên dùng để phun chế phẩm sinh học, không phun chung với bình phun thuốc bảo vệ thực vật hoặc thuốc trừ cỏ.

- Phun chế phẩm sinh học dưới dạng sương mù, không phun đi phun lại nhiều lượt. Phun trong 5h nếu gặp trời mưa cần phải phun bổ sung.

- Không phun chế phẩm sinh học vườn sinh thái vào thời điểm cây đang tung phấn, thụ phấn, thụ tinh (hoa sầu riêng chủ yếu nở về ban đêm, bao phấn tung vào buổi chiều). Thời gian phun tốt nhất là trước 9h sáng.

- Đối với cây trồng mang bệnh cần dùng thuốc đặc trị để chữa trị, sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm sinh học.

CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CHĂN NUÔI



Trong vài năm gần đây, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gia cầm, gia súc đã được biết đến nhưng chưa được sử dụng rộng rãi.

Sau nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng, việc sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi heo sẽ giúp tăng tỷ lệ nạc hóa đàn heo vượt ngưỡng 50%; giải quyết tốt môi trường chăn nuôi vốn làmột khó khăn cho chăn nuôi, nhất là tại các vùng ven của các đô thị như TP. HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng..., tạo ra những sản phẩm an toàn về mặt chất lượng.

Những nhóm chế phẩm sinh học cần được người nuôi quan tâm. Sau một thời gian thí nghiệm trên vật nuôi, Trung tâm Khuyến nông TP HCM đã hoàn thành quy trình theo dõi vai trò của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gia súc gia cầm.

Bà con nông dân có thể sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trong chăn nuôi nhưng trước hết cần chú ý tới những nhóm chế phẩm sinh học sau:

Thành phần enzyme trong chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái sẽ giúp vật nuôi tiêu hóa tinh bột và protein, giảm thấp tỷ lệ tiêu tốn thức ăn trong chăn nuôi.Với thành phần này, chế phẩm sinh họcVườn Sinh Thái chứa men giúp tiêu hóa chất Xơ, chất đạm và tinh bột, là loại chế phẩm sinh học có nhiều công dụng trong việc tăng trưởng đàn gia cầm, gia súc hiện nay.

Thành phần vi sinh vật trong chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái dưới dạng đậm đặc sẽ kích thích tăng trưởng và hoạt động của các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột, do đó sẽ vô hiệu hóa độc tố nấm có trong thức ăn, chuyển hóa thức ăn nhanh, nâng cao khả năng sinh sản. Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái được sử dụng trong chăn nuôi heo con theo mẹ rất hiệu quả.

Thành phần khoáng vi lượng trong chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái có chứa các nguyên tố vi lượng gắn kết với hợp chất hữu cơ như Aminoacid hoặc peptid giúp cho việc hấp thu khoáng chất qua thành ruột được tốt hơn do đó tăng cường khả năng sinh học củakhoáng chất trong cơ thể gia súc, gia cầm. Thành phần này sẽ bổsung nguyên tố vi lượng mà cơ thể đang cần, giúp con vật phòng trịđược một số bệnh về dinh dưỡng, tăng khả năng miễn nhiễm, gia tăng hiệu quả sinh sản.

Làm sạch môi trường chăn nuôi cũng là một giải pháp giúp vật nuôi tăng trọng nhanh. Chính vì vậy, việc sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái giúp giảm mùi hôi từ phân gia cầm gia súc sẽ làm tăng khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi. Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái chứa hệ vi sinh vật hữu ích và các chất đượcchiết xuất từ thực vật. Kết quả sau 3 tháng nuôi, trọng lượng heo thử nghiệm đạt trọng lượng 110-120 kg/con, so với đối chứng là 90-100 kg/con, độ dày của mỡ chỉ còn 17,28 mm (so với đối chứng là 19,45mm).

Những lưu ý sau khi sử dụng chế phẩm sinh học. Là chất xúc tác, các chế phẩm sinh học chỉ thúc đẩy quá trình sinh trưởng chứ không thay thế hoàn toàn dưỡng chất cần có trong thức ăn. Cho nên, nó chỉ có lợi khi lượng thức ăn không cân đối lượng dinh dưỡng cầnthiết. Nhiều thí nghiệm trong thức ăn chăn nuôi đã chỉ ra rằng, thức ăn thừa nguyên tố vi lượng đồng, sắt gấp 2 lần so với yêu cầu sẽ làm vật nuôi chậm lớn,nếu kéo dài sẽ dẫn đến tử vong. Mặt khác, đối với chế phẩm sinh học tạo mùi không có ý nghĩa về dinh dưỡng, chỉ tạo mùi thơm, kíchthích tính thèm ăn của vật nuôi mà thôi.

Việc sử dụng chế phẩm sinh học nói chung và chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái nói riêng là yếu tố cần thiết trong chăn nuôi hiện đại nhưng người chăn nuôi cần nắm chắc chất lượng thức ăn để bổ sung cần thiết, phải hiểu rõ tình trạng sức khỏe của vật nuôi để chọn chế phẩm có công dụng tương ứng, chỉ mua chế phẩm không bị ẩm ướt, chảy nước hoặc biến màu, cân nhắc và tính toán hiệu quả kinh tế khi sử dụng chế phẩm sinh học. Muốn vậy, người chăn nuôi phải có kiến thức cơ bản về con vật và quy trình nuôi cũng như thường xuyên tham khảo ý kiến của các trạm, trung tâm khuyến nông để được hướng dẫn cụ thể.

Chế phẩm sinh học Vuờn sinh thái từ thiên nhiên



Chào bà con !

Ngày nay, canh tác nông nghiệp ngoài việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, mở rộng qui mô sản xuất, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân thì còn cần phải duy trì độ phi nhiêu cho đất, cho chuồng trại, cho người sử dụng, cho chính bà con nông dân, hơn nửa phải bảo vệ môi trường sinh thái an toàn sinh học. Đó là những vấn đề đang nổi lên trong thời gian gần đây, Nắm bắt được điều này và để đáp ứng nhu cầu này, Công ty TNHH Trung Việt đã đưa chế phẩm sinh học Về Việt Nam, với tên gọi chế phẩm sinh học “ Vườn Sinh Thái “, đưa vào phục vụ bà con ta
Chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” đã được Bộ Nông Nghiệp, các Cơ quan tổ chức, các Hiệp hội trong ngành, đặc biệt các Nhà Khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam và các Phương tiện truyền thông đánh giá cao về hiệu quả kinh tế mang lại và khẳng định đây là một sản phẩm thiết thực với bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Cụ thể:
· Bộ Nông Nghiệp & PTNT ra 02 Quyết định: số 3446/QĐ-BNN-TT ngày 5/11/2007 và Quyết định số 102/2007/QĐ- BNN ngày 11/12/2007 cho phép Công ty Thương Mại Trung Việt sản xuất, kinh doanh phân phối chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái tại Việt Nam.
· Tháng 10/2008 Công ty Thương Mại Trung Việt được Trung Tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư Quốc Gia tặng Giấy Khen vì: “Đã có thành tích xuất sắc tham gia Hội chợ Nông Nghiệp – Sản phẩm chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái”Thương mại tỉnh Sơn La năm 2008”.
· Đặc biệt, GS – TS: Nguyễn Lân Dũng khuyến cáo bà con nên sử dụngchế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trong chăn nuôi gia cầm để hạn chế bệnh cúm dịch cúm gia cầm, đồng thời còn tăng sản lượng, chất lượng trứng…
· Ngoài ra, tháng 9 – 10/2010, Công ty Thương Mại Trung Việt đã chính thức trở thành Hội viên của Hội Chăn Nuôi Gia Cầm Việt Nam và Hội Chăn Nuôi Thành Phố Hà Nội .
Đây là một loại chế phẩm sinh học điều tiết tăng trưởng nhằm tích cực bảo vệ môi trường và bảo vệ phẩm chất nông sản ở mức độ an toàn lâu dài cho người sử dụng.
Trên mặt đất, chế phẩm sinh học “ vườn sinh thái “ phát sinh ra một loại côn trùng cánh cam không gây hại gọi là Ladybug – được mệnh danh là thần bảo vệ mùa màng, chúng ăn những loại sâu rầy nhỏ li ti thường bám vào những đọt non hay nụ hoa làm cho cây không lớn và hoa, quả bị thui chột.
Tác dụng của chế phẩm sinh học trên thân và lá cây: làm ngăn ngừa sâu rầy, bọ hút, cào cào, rệp sáp, nhện đỏ và các loại côn trùng có hại khác phá hoại mùa màng. Chế phẩm sinh học vườn sinh thái giúp điều tiết tăng trưởng, bổ xung dinh dưỡng, làm cho trái to, trổ bông nhiều, đậu quả cao, hạt nhiều, to, chắc...
Tác dụng của chế phẩm sinh học với hạt giống: làm tăng khả năng nảy mầm của hạt giống, nảy mầm với tỷ lệ đồng đều cao. Ngoài ra, sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái còn có khả năng kháng sâu, bệnh, cỏ dại, không gây ngộ độc về thực phẩm và không ô nhiễm môi trường sống, không làm đất mất nước...
Chi phí khi sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái tương đối hợp lý: chỉ với giá 155.000 có thể phun cho diện tích 7200m2
· Trong năm 2008 – 2010 chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” đã được rất nhiều đài truyền hình Trung Ương như VTV1, VTV2, HN2, VTC16…, địa phương như: ĐắcLak, Cao Bằng, Trà Vinh, Quảng Trị… các tờ báo ngôn luận; Báo Nông Nghiệp; Các Tạp Chí Nông nghiệp, Báo điện tử của Viện Chăn Nuôi, Sở KHCN Tỉnh Vĩnh Long, Tỉnh Bến Tre, Tỉnh Bắc Giang, Tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh Quảng Trị…Trường ĐH Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh… viết phóng sự điều tra về kết quả sử dụng chế phẩm sinh học “Vườn Sinh Thái” trong quá trình sản xuất chăn nuôi và trồng trọt.
Mọi chi tiết xin liên hệ vào website :
www.chephamsinhhoc.net hoặc www.chephamsinhhoc.org
Tư vấn trực tiếp :
TRưởng Chi Nhánh chế phẩm sinh học “ Vườn Sinh Thái “ : Thiều Sĩ Duy ,0976543435
Kỹ sư , cán bộ phát triển thị trường : Hồ Đắc Đào : 01685459668

Để xem các hướng dẫn sử dụng về chế phẩm sinh học vườn sinh thái mời bà con vào đây ;
http://www.chephamsinhhoc.net/huong-dan-su-dung/huong-dan-su-dung-cho-chan-nuoi/
http://www.chephamsinhhoc.net/huong-dan-su-dung/huong-dan-su-dung-cho-trong-trot/

Hãy chọn chế phẩm sinh học vườn sinh thái để tăng hiệu quả kinh tế

Chúc bà con nhiều sức khỏe !

Ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ cho cây trồng

Ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ cho cây trồng - hướng đi đúng đắn của phát triển nông nghiệp sinh thái của bà con nông dân.



Xử lý các phế phẩm nông nghiệp:
- Chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma ngòai tác dụng sản xuất pâhn bón hũu cơ sinh học, hay sử dụng như một lọai thúôc BVTV thì còn có tác dụng để xử lý ủ phân chuồng, phân gia súc, vỏ cà phê, chất thải hũu cơ như rơm, rạ, rác thải hữu cơ rất hiệu quả. Chế phẩm sinh học BIMA ( có chứa Trichoderma ) của Trung Tâm Công nghệ Sinh học TP. Hồ Chí Minh, chế phẩm Vi-ĐK của Công ty thuốc sát trùng Việt Nam … đang được nông dân TP. Hồ Chí
Minh và khu vực Đồng bằng Sông Cửu long, Đông nam bộ sử dụng rộng rãi trong việc ủ phân chuồng bón cho cây trồng. Việc sử dụng chế phẩm sinh học này đã đẩy nhanh tốc độ ủ hoai phân chuồng từ 2 – 3 lần so với phương pháp thông thường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối của phân chuồng.
Người nông dân lại tận dụng được nguồn phân tại chỗ, vừa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng tăng khả năng kháng bệnh cho cây trồng do tác dụng của nấm đối kháng Trichoderma có chứa trong trong phân.
- Các chế phẩm sinh học của Viện Sinh học nhiêt đới như BIO-F, chế phẩm sinh học chứa các vi sinh vật do nhóm phân lập và tuyển chọn: xạ khuẩn Streptomyces sp., nấm mốc Trichoderma sp. và vi khuẩn Bacillus sp. Những vi sinh vật trên trong chế phẩm sinh học có tác dụng phân huỷ nhanh các hợp chất hữu cơ trong phân lợn, gà và bò (protein và cellulose), gây mất mùi hôi. Trước đó, chế phẩm sinh học BIO-F đã được sử dụng để sản xuất thành công phân bón hữu cơ vi sinh từ bùn đáy ao, vỏ cà phê và xử lý rác thải sinh hoạt.



Chế phẩm sinh học cải tạo đất, xử lý phế thải:
- Trong các chế phẩm sinh học cải tạo đất, nhóm vi sinh vật cũng được ứng dụng cải tạo đất bị ô nhiễm do kim lọai nặng và các thuốc hóa học bảo vệ thực vật hữu cơ. Các vi sinh vật trong chế phẩm sinh học sống ở vùng rễ cây có khả năng sản sinh ra các axit hữu cơ và tạo phức với kim lọai nặng hoặc kim lọai độc hại với cây trồng ( nhôm, sắt .. ), một số vi sinh vật khác trong chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy hợp chất hóa học có nguồn gốc hữu cơ. Các vi sinh vật trong chế phẩm sinh học có khả năng phân giải hoặc chuyển hóa các chất gây ô nhiễm trong đất, qua đó tạo lại cho đất sức sống mới. Ngòai ra, các vi sinh vật sử dụng trong chế phẩm sinh học còn có khả năng phân hủy các chất phế thải hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời giúp cây tăng khả năng kháng bệnh do các tác nhân trong đất gây ra.
- Các vi sinh vật trong chế phẩm sinh học thường được sử dụng trong cải tạo đất thoái hóa, đất có vấn đề do ô nhiễm được ứng dụng nhiều như nấm rễ nội cộng sinh ( VAM – Vacular Abuscular Mycorhiza ) và vi khuẩn Pseudomonas.



Viện Công nghệ Sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm sinh học giữ ẩm cho đất có tên là Lipomycin-M. Thành phần chính là của Lipomycin-M là chủng nấm men Lipomyces PT7.1 có khả năng tạo màng nhầy trong điều kiện đất khô hạn, giúp giảm thoát nước, duy trì độ ẩm cho đất trong điều kiện địa hình không có nước tưới thời gian dài, góp phần nâng cao tỷ lệ sống của cây trồng, hỗ trợ tốt cho việc phủ xanh đất trống đồi trọc. Chế phẩm sinh học này được xem là một giải pháp cải tạo đất bền vững cho môi trường sinh thái.
Hiện nay, trên thị trường đang lưu thông chế phẩm vườn sinh thái là chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ tự nhiên, có khả năng làm tăng trưởng cây trồng và gia tăng độ màu mỡ cho đất.Chế phẩm sinh học vườn sinh thái được điều chế bằng cách chiết xuất từ cây cỏ thiên nhiên và khoáng chất. Dùng chế phẩm sinh học vườn sinh thái vào đất sẽ tạo nên các phản ứng chuyển hoá cho việc sản xuất một số lượng rất lớn enzym trong đất. Chính những enzym này là chất xúc tác sinh học, giúp tế bào của cây tăng trưởng và phân hoá.



Tóm lại:

Tiềm năng sử dụng các chế phẩm sinh học trong canh tác cây trồng rất lớn, là một hướng đi đúng đắn, hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ, sinh thái bền vững và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, việc sử dụng chế phẩm sinh học ở Việt nam còn rất hạn chế, đặc biệt là nhóm chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
Vì vậy, Nhà nước và ngành nông nghiệp phải có chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực này. Ngòai ra, cần có sự đầu tư chuyển giao kỹ thuật, tuyên truyền, hướng dẫn người nông dân ủng hộ và ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp.
Như vậy mới giúp cho nông dân có thể nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho nông dân trong nền kinh tế hội nhập và cải thiện chất lượng môi trường.
Để biết thêm thông tin về chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.

Mời bà con xem chế phẩm sinh học vườn sinh thái tại đây :
http://www.chephamsinhhoc.net/tin-tuc-che-pham-sinh-hoc/tin-che-pham-sinh-hoc-noi-bat/che-pham-sinh-hoc-vuon-sinh-thai-phong-tru-benh-hai-cay-trong.html

Chúc bà con dồi dào sức khỏe !

Chia Sẻ kinh nghiệm với bà con trong chăn nuôi gia súc , gia cầm


Chống cước chân cho trâu bò vào mùa lạnh, tăng tỷ lệ trứng cho gà đẻ, biện pháp khắc phục hiện tượng Lợn nái sinh sản kém, chậm động dục, số lượng và chất lượng lợn con thấp, xua đuổi ruồi muỗi cho gia súc gia cầm...là những kinh nghiệm quý báu và thiết thực cho người chăn nuôi sẽ được đề cập một cách đầy đủ nhất trong bài viết này.
Một số kiến thức và kinh nghiệm  chúng tôi đúc kết trong chăn nuôi gia súc,  gia cầm xin được chia sẻ với bà con :
1. Gà mới nở có nên cho tiếp xúc với thức ăn ngay hay không?
 
chăm sóc cho gà con mới nở
Trong 3 thập kỷ qua, công tác chọn giống đã cải thiện đáng kể thành tích sản xuất của gà nuôi thịt (thường gọi là gà broiler): tăng trưởng nhanh hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn, khả năng sản xuất thịt tốt hơn, tỷ lệ thịt ngực cao hơn.
Tuy nhiên sự tăng nhanh về năng suất sản xuất đã không đi cùng với việc tăng khả năng miễn dịch, dẫn đến gà bị mắc nhiều bệnh về rối loạn chuyển hóa và nhiều bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ chết tăng cao.
Nhiều báo cáo khoa học đã cho biết: gà con ở tuần tuổi đầu tiên sau khi nở thiếu đáp ứng miễn dịch một cách đầy đủ và do vậy nhậy cảm cao với các bệnh truyền nhiễm. Cần phải biết rằng sự phát triển hệ thống miễn dịch ở gà broiler và khả năng đáp ứng cao đối với những kháng nguyên khác nhau (vi khuẩn và các chất độc hại) rất quan trọng trong việc bảo vệ gà khi còn non.
Hệ thống miễn dịch của gia cầm
Đây là một hệ thống phức tạp, hoàn thiện cả về chức năng và cấu trúc, phân bố khắp cơ thể, bao gồm cơ quan, những yếu tố tế bào và những yếu tố dịch thể. Cũng như ở động vật có vú, năng lực miễn dịch của gia cầm phát triển thông qua hệ thống lympho.
Cơ quan của hệ miễn dịch được chia thành cơ quan lympho sơ cấp và thứ cấp. Túi Fabricius (viết tắt là túi F) và tuyến ức là cơ quan lympho sơ cấp trong đó các tiền lympho bào phát triển thành các lympho bào miễn dịch. Những tổ chức lympho thứ cấp là lách, tủy xương, tuyến Harderian, tuyến quả thông (pineal gland) và các mô lympho gắn với bề mặt niêm mạc như niêm mạc khí quản, niêm mạc ruột và những cụm biệt hóa của những tế bào lympho thuộc các cơ quan khác nhau.
 Các tổ chức lympho này được đặt ở những vị trí quan trọng để khi những kháng nguyên như vi khuẩn bệnh đi vào cơ thể qua da hay qua các bề mặt niêm mạc có thể bị tóm gọn rồi bị tiêu diệt. Sự phát triển của hệ thống miễn dịch xẩy ra chủ yếu trong quá trình phát triển của phôi.
Các cơ quan miễn dịch và các globulin miễn dịch thành thục trong các cơ quan miễn dịch bị chi phối bởi nhiều yếu tố, ngoài yếu tố di truyền, yếu tố thức ăn là một yếu tố quan trọng.
Điều gì cản trở sự gà con mới nở tiếp xúc với thức ăn?
Trong chăn nuôi gà thương phẩm, quá trình nở của gà thường kéo dài 2 ngày và gà con chỉ được chuyển khỏi máy ấp khi đại đa số chúng đã sạch vỏ. Sau khi đưa ra khỏi máy ấp một số công việc khác còn tiếp tục như chọn đực cái, vaccine, đóng hộp trước khi vận chuyển đi các nơi.
Trong thực tế, một số gà con nở ra phải sau 36-48 giờ mới được tiếp xúc với thức ăn và nước uống. Đây là nguyên nhân làm cho gà yếu và chậm tăng trưởng. Như vậy từ khi nở tới khi bắt đầu nhận các chất dinh dưỡng của thức ăn là một thời kỳ khủng hoảng trong quá trình phát triển của gà.
 
Nguồn dinh dưỡng cho gà mới nở
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển sớm của hệ thống miễn dịch ở gà con mới nở, một trong yếu tố quan trọng đó là thức ăn. Ở gà con, lòng đỏ là nguồn cung cấp năng lượng và protein ngay khi mới nở. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng và kháng thể mẹ từ túi lòng đỏ là yêu cầu quan trọng để sống sót trong giai đoạn đầu của đời sống.
Lòng đỏ lưu thường chỉ dùng được trong khoảng 4 ngày sau khi nở, nhưng những nghiên cứu gần đây xác định rằng lòng đỏ lưu sẽ được dùng nhanh hơn nhiều ở những gà được tiếp xúc sớm với thức ăn sau khi nở so với những gà bị nhịn đói 48 giờ (khối lượng lòng đỏ lưu giảm 26% nếu được tiếp xúc với thức ăn 24 giờ sau khi nở, nhưng giảm 46% nếu được tiếp xúc với thức ăn 48 giờ sau khi nở). Nguyên nhân là thức ăn có trong đường ruột đã thúc đẩy sự di chuyển lòng đỏ tới tá tràng.
Nuôi dưỡng sớm có lợi cho hệ miễn dịch
Như đã nói, thời gian từ khi nở tới khi nhận được thức ăn là thời kỳ khủng hoảng của gà con mới nở. Khoảng 2-5% gà nở ra không sống sót trong thời kỳ này do dự trữ thức ăn trong cơ thể bị hạn chế, một số con khác có biểu hiện còi cọc, hiệu quả lợi dụng thức ăn kém, nghèo sản lượng thịt và kém sức đề kháng với bệnh.
Những hạn chế này có thể giảm nhẹ bằng cách áp dụng kỹ thuật “nuôi dưỡng sớm”, đó là kỹ thuật cung cấp chất dinh dưỡng cho gà trong nhà ấp ngay sau khi nở.
Cung cấp chất dinh dưỡng cân đối và cho tiếp xúc với thức ăn ngay sau khi nở có thể thúc đẩy sự sử dụng lòng đỏ, nâng cao sự phát triển của ống tiêu hóa, kích thích tụy tiết enzyme. Những yếu tố này giúp đồng hóa tốt chất dinh dưỡng, đóng góp cho tăng trưởng của cơ và cải thiện thành tích sản xuất của gà từ mới nở đến khi đạt thể trọng thương mại. Thức ăn cũng cung cấp chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của cả cơ quan lympho sơ cấp và thứ cấp.
Hệ thống miễn dịch của gà mới nở, đặc biệt là hệ miễn dịch niêm mạc, cần thức ăn để phát triển nhanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chậm tiếp xúc với thức ăn không chỉ cản trở đến sự phát triển của ruột mà còn cản trở sự phát triển của mô lympho gắn với ruột, với túi F…
Các tác giả A.K Panda và M.R Reddy (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật “dinh dưỡng sớm” đến sự phát triển của cơ quan miễn dịch trong 3 tuần đầu mới nở đã thấy rằng nếu gà được tiếp xúc với thức ăn sau 48 giờ thì khối lượng của túi F thấp hơn 21% so với những gà được tiếp xúc với thức ăn sau 24 giờ. Gà chậm tiếp xúc với thức ăn khối lượng lách cũng giảm thấp tương tự.
Tiếp xúc sớm với thức ăn cũng giúp gà con có đáp ứng nhanh với việc chích ngừa vacxin. Một trong những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã xác định rằng: titre kháng thể (lúc gà 21 ngày) đáp ứng với vaccine RD (kháng sinh phòng bệnh đường hô hấp) khi gà 5 ngày tuổi cao hơn rõ rệt ở những gà được ăn ngay so với những gà bị nhịn đói 24 giờ hay 48 giờ.
 
Kết luận
 
Thời gian từ khi nở tới khi được tiếp xúc với thức ăn là một thời kỳ khủng hoảng trong sự phát triển của gia cầm mới nở. Lòng đỏ lưu chỉ đủ để gà sống trong 3-4 ngày sau khi nở, nhưng không đủ chất dinh dưỡng cho tăng trưởng và phát triển tối ưu cơ quan miễn dịch và năng lực miễn dịch. Dinh dưỡng cân đối và tạo cơ hội cho gà tiếp xúc sớm với thức ăn ngay sau khi nở có thể thúc đẩy sự lợi dụng lòng đỏ và kích thích sự phát triển của hệ miễn dịch.
Như vậy, dinh dưỡng sớm sẽ thu được những gà con khỏe mạnh ngay từ đầu đời, từ đó hạn chế được nhiều thiệt hại cho nhà sản xuất trong suốt cả quá trình chăn nuôi đàn gà.
 
2. Phương pháp tăng tỷ lệ đẻ trứng cho gà đẻ
 
tăng tỉ lệ trứng của gà lên
 
Thông thường, gà đẻ sẽ thay lông hoàn toàn sau một chu kỳ đẻ trứng (khoảng 80 tuần tuổi). Khi gà thay lông, năng suất trứng sẽ giảm, vì vậy, đàn gà giữ được bộ lông trong suốt quá trình đẻ sẽ góp phần giúp ổn định năng suất. Những điều cần lưu ý để kéo dài thời gian cho trứng của gà đẻ:
 
Giống: Nên chọn giống gà chuyên trứng và thích nghi tốt với điều kiện của vùng nuôi.
Quy mô nuôi: Số lượng đàn gà phù hợp với khả năng đầu tư và quản lý của người chăn nuôi.
Dinh dưỡng trong giai đoạn gà con và gà hậu bị: Thông thường, đến 12 tuần tuổi gà đã hoàn chỉnh khung xương, vì vậy nên cho ăn thức ăn chứa nhiều chất khoáng, đạm, lưu ý không để gà quá mập hoặc quá gày. - Dinh dưỡng trong giai đoạn gà đẻ: Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp gà cho năng suất trứng ổn định.
 
Ngoài ra, cần giữ chuồng trại thông thoáng, áp dụng quy trình phòng bệnh hợp lý. Việc kéo dài thời gian khai thác trứng của gà phải được chuẩn bị ngay từ khi còn nhỏ đến suốt thời gian đẻ trứng. Năng suất của mỗi giống gà chỉ thể hiện tốt khi được nuôi trong điều kiện thích hợp về thức ăn, môi trường, chuồng trại,...
 
Muốn gà đẻ thương phẩm thay lông đồng loạt cần chú ý:
 
Dự đoán giá bán trứng trong 6 - 8 tuần tới, so sánh chi phí để thực hiện quy trình thay lông với chi phí để nuôi đàn gà mới.
Quy trình cho gà thay lông đồng loạt: Giảm thời gian chiếu sáng còn 8 - 10 giờ/ngày.
Ngày thứ 1 - 2: cho gà nhịn đói và khát hoàn toàn.
Ngày thứ 3 - 9: cho ăn 40 - 50g thức ăn/con/ngày và cho uống nước;ngày kế tiếp cho nhịn đói và khát.
Ngày thứ 11 - 60: cho ăn 70 - 80g thức ăn/con/ngày và cho uống nước tự do.
Từ ngày thứ 61 trở đi cho ăn, uống tự do, tăng thời gian chiếu sáng lên 14 - 16 giờ/ngày.
Lưu ý: Phải tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm trước khi thực hiện quy trình thay lông 1 - 2 tuần.
 
 
3.Lượng nước uống và thức ăn cho gà
 
Theo tính toán của các nhà khoa học ở nhiệt độ 20-30˚C mỗi con gà cân nặng 1kg hàng ngày cần 100ml (0,1lít) nước uống và 50-60gram thức ăn.
a.Xua đuổi ruồi muỗi hại gia súc, gia cầm?
Ruồi, nhặng với mật độ cao là tác nhân truyền một số bệnh như: Tả, kiết lị, thương hàn, giun sán. Ruồi, muỗi là vật trung gian truyền bệnh giữa con vật bị bệnh với con vật khoẻ.
Một số cách sử dụng cây cỏ xua đuổi và diệt ruồi:
Đốt 50-100g lá bầu khô để khói xông vào chuồng trại gia súc, gia cầm, khói của lá bầu khô có tác dụng xua đuổi ruồi khỏi chuồng trại.
Sắc 200g lá bầu tươi, lấy nước tắm cho 1 con trâu, bò trưởng thành hay 2 con bê, nghé, lợn lớn. Mùi lá bầu tươi có tác dụng xua đuổi ruồi khỏi cơ thể vật nuôi.
Diệt và xua đuổi muỗi:
 
diệt muỗi gậy bệnh cho gia súc
Mật độ muỗi cao, hút máu làm vật nuôi ngứa ngáy, khó chịu, ngủ ít, thiếu máu giảm tăng trọng. Muỗi còn là con vật trung gian truyền một số bệnh nguy hiểm từ con vật bệnh sang vật khoẻ.
 
Dùng phối hợp thân, rễ, lá quả một số loại cây sau để xua đuổi và diệt muỗi cho vật nuôi: Đốt, xông khói cho chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm hỗn hợp một số thân, lá cây khô gồm: Thân lá bèo cái khô 50-100g; lá sả khô 50-100g; lá náng hoa trắng khô 50-100g; vỏ bưởi (vỏ quýt, vỏ cam, vỏ chanh, vỏ quất) khô 50-100g. Khói của hỗn hợp các loại cây này có tác dụng diệt trừ muỗi khi bị chúng khói. Bã chè xanh (chè búp) khô 100-200g, đốt hun khói vào 50-100m2 chuồng nuôi gia súc, gia cầm có tác dụng xua đuổi muỗi.
 
 
4. Biện pháp chống cước chân cho trâu, bò vào mùa lạnh
 
phòng bệnh cho Trâu, bò mùa lạnh
 
Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể bị suy nhược dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể kém bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân phát bệnh cước chân. Trâu, bò bị cước chân đi lại khó khăn, tăng trọng chậm, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
Nhận biết bệnh cước chân:
Đầu tiên da vùng chân con vật dày cộm lên, vùng sưng có hiện tượng xung huyết, da bị nứt nẻ. Sau đó lớp biểu bì bị bong ra có chảy dịch mầu vàng, lộ ra một lớp tổ chức mầu đỏ thẫm, nếu vết thương sâu làm con vật què nằm tại chỗ, da và tổ chức dưới da bị hoại tử từng đám có chỗ tím bầm, có chỗ phồng rộp lên. Cuối cùng các tổ chức hoại tử ăn sâu xuống thành hoại thư làm lộ ra cả những sợi cơ và xương. Bệnh nặng, gây biến chứng có thể làm tắc mạch máu gây xung huyết ở phổi và bầm huyết ở não.
 
Phòng bệnh:
Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như, chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ. Về mùa đông nên dùng chất độn chuồng, nhưng không để chuồng ẩm ướt, nhất là những ngày thời tiết quá lạnh, mưa xuân kéo dài. Cho ăn đủ khẩu phần và cân đối về dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng.
 
Trị bệnh:
Nếu bệnh mới xuất hiện chúng ta có thể dùng gừng giã nhỏ hoà rượu xoa bóp hàng ngày. Nếu chỗ cước đã nhiễm trùng phải rửa sạch bằng dung dịch thuốc tím 1% sau đó rắc bột Tetracylin hoặc Sunfamid. Bệnh nặng, cần cắt bỏ những tổ chức hoại tử sau đó mới điều trị.
 
Tiêm bắp một trong các loại kháng sinh sau Pen-Strep 5.000-10.000 UI/kg thể trọng/ngày; Ampicillin 7-10 mg/kg TT/ngày; Colinorxacin 1ml/15 kg TT/ngày; Amtyo 7-8 ml/100 kg TT/ngày. Trợ sức, trợ lực: tiêm bắp Cafein 20-25 mg/kg P, Vitamin B1: 2-3 mg/kg P, Vitamin C: 3-5 mg/kg P. Điều trị liên tục 5-7 ngày cho khỏi bệnh.
5.Lợn nái sinh sản kém, chậm động dục, số lượng và chất lượng lợn con thấp? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
 
phòng bệnh cho lợn nái
 
Hiện tượng lợn nái sinh sản kém như mô tả gọi là "hội chứng rối loạn sinh sản ở heo" thường gặp ở những cơ sở chăn nuôi lợn nái trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém.
Hội chứng rối loạn sinh sản xuất hiện ở lợn có rất nhiều nguyên nhân:
 
- Do thức ăn có giá trị dinh dưỡng kém, mất cân đối thành phần và giá trị dinh dưỡng, hôi mốc có nhiều độc tố... Việc cho lợn ăn nhiều chất bột, chất đường sẽ làm cho lợn béo mập, nhiều mỡ. Trong khi đó thiếu đạm và vitamin A, D, E sẽ làm cho buồng trứng chậm phát triển và làm chậm quá trình động dục hoặc không động dục ở heo. lợn nái có chửa thai thường yếu và quái thai... Thức ăn hôi mốc sản sinh ra độc tố như Afla- toxin... cũng là nguyên nhân gây ngộ độc ở heo, gây ra sẩy thai, chậm chu kỳ động dục, đẻ ít con...
- Do nuôi lợn trong chuồng trại chật hẹp, không thường xuyên đi lại vận động nên sinh ra béo mập và làm cho cơ quan sinh dục không phát triển. Chuồng nuôi quá nhiều lợn gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể làm rối loạn sinh sản.
 
- Do hiện tượng lai tạo đồng huyết, cận huyết cũng làm cho giống lợn bị thoái hóa, chậm sinh, vô sinh. lợn nái có chửa sẽ khó đẻ, thai yếu và dễ sinh ra các quái thai...
 
- Do rối loạn nội tiết: Các kích dục tố của lợn phát triển không bình thường khiến cho buồng trứng phát triển không ổn định, trứng không rụng hoặc rụng ít và không đều, khả năng thụ thai kém..
 
- Do virus gây nên hội chứng rối loạn sinh sản, nhất là sẩy thai, thai chết lưu...
Biện pháp phòng trị:
 
 - Kiểm tra lại thức ăn cho lợn có đảm bảo chất lượng hay hôi mốc gì không để loại bỏ thức ăn hôi mốc và cân đối lại thành phần và giá trị dinh dưỡng chất bột, đường, đạm, khoáng và sinh tố cho hợp lý. Bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố A, D, E có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua, khô dầu đậu, đỗ, dầu cá, bí đỏ, giá đỗ nảy mầm, rau xanh non ngon...
 
Trường hợp do nhiễm độc Aflatoxin: Phải loại bỏ ngay những thức ăn bị hôi mốc...
- Tiêm thuốc kích dục tố cho lợn như huyết thanh ngựa chửa vào bắp thịt của lợn (liều dùng 10 đơn vị/1kg thể trọng). Sau khoảng 2- 3 ngày thì lợn nái sẽ bắt đầu động dục, lúc này nên phối giống cho heo. Nếu lần 1 không đậu thì tiếp tục cho phối lần 2, nếu đã qua 2 lần phối giống mà vẫn không đậu thì nên loại thải. Ngoài ra, có thể tiêm những chất kích thích như: Synthophylin, Progesteron... và tiêm hay cho ăn, uống các loại thuốc bổ trợ như A, D, E, B, C, B.complex theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More