Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Đệm lót lên men với Chế phẩm sinh học Balasa-N01 trong nuôi gà thả vườn ở Bến Tre

MÔ HÌNH ĐỆM LÓT LÊN MEN VỚI CHẾ PHẨM SINH HỌC BALASA-N01 TRONG  NUÔI GÀ THẢ VƯỜN Ở BẾN TRE
Bến Tre ngày 24 tháng 7 năm 2012, chúng tôi đã về đến xứ dừa từ 7 giờ sáng. Bến Tre có những vườn dừa mênh mông xanh ngút ngàn và được mệnh danh là "thủ phủ" dừa của Việt Nam.
Bên cạnh việc phát triển cây dừa, do diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp nên người dân ở đây đang phát triển chăn nuôi để tăng cao hiệu quả kinh tế.
Vừa đến Mỏ Cày Nam, chúng tôi được anh Khoa hướng dẫn đi về xã Cẩm Sơn. Khi đến nhà chú Võ Văn Quới, một điều trùng hợp thú vị là hôm nay trong đoàn đến nhà chú Quới còn có Đài Phát Thanh Và Truyền Hình Tỉnh Bến Tre đi ghi nhận lại những mô hình kinh tế hiệu quả để phổ biến ra rộng rãi cho bà con.
Chú cho biết: Khi được biết đến mô hình làm đệm lót chuồng trong chăn nuôi, chú liên hệ với phòng khuyến nông và lấy chế phẩm sinh học Balasa-N01 về áp dụng cho chuồng gà nhà mình. Từ khi áp dụng đến nay, chú rút ra một số nhận xét như sau:
- Trong cả vụ gà thì chú chỉ cần rải men là được, không cần phải dọn quét như trước kia (trước kia ngày nào chú cũng phải dọn phân).
- Phân chuồng lúc nào cũng khô nên không bị dính lên lông gà (nhất là khi gà mới ra lông non). Lông gà lúc nào cũng mướt nên gà phát triển cũng tốt hơn.
- Sau mỗi đợt gà chỉ cần phun thuốc phòng dịch thôi, chuồng nuôi liên tục qua 5 đợt gà vẫn phát triển bình thường, không có dấu hiệu của mầm bệnh.
-  Đất nhà chú cũng không rộng lắm, từ khi nuôi gà với đệm lót chuồng thế này thì mình không cần phải dời chuồng trại từ nơi này sang nơi khác như nhiều người vẫn hay làm.
-  Do chú nuôi gà gần nhà nên trước đây phân gà phải ủ, sau đó đem bón ra vườn vẫn còn nghe hôi. Từ lúc làm đệm lót chuồng, chú có thể lấy phân bón trực tiếp cho rau, chuối và dừa...đều tốt cả, ngoài vườn hay trong nhà đều không có mùi hôi.
chế phẩm sinh học tại bến tre
-   Với mô hình nuôi gà thả vườn thế này, gà lớn đều và khỏe mạnh; bên cạnh đó, dừa và chuối cũng lớn nhanh hơn. Áp dụng đệm lót chuồng bằng chế phẩm sinh học Balasa-N01 thì mình không cần dời chuồng trại và cũng không phải tốn công dọn phân.
 che pham sinh hoc balasa n01 tai ben tre
Tiếp tục đi qua những rừng dừa rợp mát, đoàn chúng tôi đến với nhà chú Lê Văn Thượng (mọi người vẫn quen gọi là thầy giáo Thượng). Chú Thượng ngày trước ở thị trấn nhưng từ khi về hưu thì về xã An Định lập vườn, vui lúc tuổi già. Trong một lần ngồi chơi với mấy người bạn già ở xã bên, chú được chia sẽ về chuyện nuôi gà không cần dọn phân, chú nhờ người gửi xe về cho chú và áp dụng vào chuồng nuôi từ lúc đó đến giờ, chú Thượng chia sẽ:
-  Từ khi nuôi bằng đệm lót sinh thái đến giờ, nuôi cho cả lứa gà mới phải dọn phân 1 lần, chú có nhiều thời gian đi giao lưu bạn bè, tham gia nhiều hoạt động ở Xã hơn, tới giờ thì về cho nó ăn là được rồi. Ngày trước cứ phải dọn chuồng mỗi ngày.
-   Nuôi gà trong vườn thì khi nuôi lâu, dừa tốt và bưởi Da Xanh cũng tốt. Sau mỗi đơt gà, chú dọn phân ra và và không cần phải ủ mà bón trực tiếp cho cây ăn quả và cây cảnh ở trước nhà.
-    Chuồng lúc nào cũng khô ráo và gà lúc nào cũng khỏe nên mình cũng không phải thường xuyên di chuyển chuồng trại như trước.
-    Với một mình chú thì trước đây chỉ nuôi 300 gà thôi chứ nuôi nhiều thì tốn công dọn phân lắm, mất nhiều thời gian, không đi đâu được lâu. Khi làm đệm lót sinh thái cho chuồng gà, chú thấy có nhiều thời gian hơn và giờ mở rộng chuồng trại ra cũng không lo gì. 
che pham sinh hoc tai ben tre
che pham sinh hoc balasa tai ben tre
Chú tranh thủ cho gà ăn và lại tiếp tục ra ủy Ban để dự họp. Đoàn chúng tôi chia tay chú sớm và trở về với việc của mình.
Anh em tôi lại lên đường trở về TP Hồ Chí Minh và trong lòng tràn đầy niềm vui. Vui vì lại tận mắt chứng kiến thêm nhiều người thành công, vui vì bà con đỡ cực hơn. Bà con có thể mở rộng quy mô sản xuất thuận lợi hơn để cải thiện kinh tế cho gia đình mình và cho địa phương. Chúng tôi hi vọng trong tương lai không xa, ngành chăn nuôi sẽ phát triển mạnh, góp phần đắc lực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà./.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Lịch phát sóng VTV2 - Kết quả sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trên Tây Nguyên

chuong trinh phat song phan sinh hoc
Lich phát sóng kết quả sử dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái trên truyền hình Việt Nam - VTV2
Phóng sự: "Kết quả sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái - Trung Việt" đối với những vườn cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Cây Cà phê, Hồ tiêu, Cao su, .. của núi rừng Tây Nguyên Chương trình được phát sóng trên chuyên mục "Bạn của nhà nông" - VTV2 vào lúc 18h00 ngày 22/08; 11h30 ngày 23/08; 05h30 ngày 24/08/2012
Trong chuyên mục "Bạn của nhà nông" - VTV2 kỳ này, mời các quý vị và bà con nông dân tiếp tục đồng hành cùng với đoàn làm phim của Đài truyền hình Việt Nam tới những mảnh đất của núi rừng Tây Nguyên. Để cùng nhau cảm nhận và học hỏi những kinh nghiệm quý báu của bà con nông dân nơi đây trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật "Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái" trên những vườn cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Cây Cà phê, Hồ tiêu, Cao su, ...

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

Mô hình sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái trên vịt đẻ tại Nghệ An

Mô hình sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái trên vịt đẻ tại Nghệ An 
Với mong muốn đưa chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái đến tận tay bà con nông dân, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và trồng trọt, giảm chi phí đầu vào, hạn chế dịch bệnh trên các đàn gia súc và gia cầm, tránh những thiệt hại đáng tiếc cho người nông dân đặc biệt trong bối cảnh nước ta đang có dịch cúm gia cầm bùng phát trở lại với diễn biến rất phức tạp.

Từ đầu năm 2012 đến nay đã có 2 trường hợp mắc cúm A H5N1 và cả hai đều bị tử vong. Trong đó, 1 người ở Kiên Giang và 1 người ở Sóc Trăng. Tính chung, từ năm 2003 đến nay, trên toàn quốc đã có 121 ca nhiễm cúm A H5N1, trong đó 61 người tử  vong. Sau đây tôi xin giới thiệu Mô hình sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái trên vịt đẻ tại Xã Nam Thành-Yên Thành - Nghệ An.
*Gia đình ông: Ngô Chí Hà
*Số lượng: 2500 con vịt đẻ trứng thương phẩm
(Trong đó có 500 con từ đàn cũ đã đẻ được 14-15 tháng: 2000 con còn lại bắt trại giống ĐX đơn giá 10.500đ/con, nuôi 3,5 tháng chi phí đầu tư 103.000đ/con).
*Hiệu quả:
Sản lượng trứng: 80-90%. Trong khi Đ/C chỉ đạt 50-60-70% cao nhất 75 %.
Tiết kiệm thức ăn: Đ/C về mùa đông vịt ăn nhiều có thể ăn hết 170g/ngày/con. Trong khi đàn vịt sủ dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái chỉ hết 160g/ngày/con. Như vậy với 2500 con đã tiết kiêm được 25kg/ngày/đàn 4000 con.
Đơn giá 8600đ/kg cám địa phương SX.
Đàn 2500 con(Số liệu đối chứng là số liệu được ghi chép tại thời điểm chưa sử dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái. Về nguyên tắc mô hình ĐC phải được thực hiện trong cùng một điều kiện, nhưng do một số đk thực tế nên chúng tôi lấy số liệu tại thời điểm trước khi sử dụng chế phẩm sinh học, SL nay mang tính chất đối chứng và phần nào cũng phản ánh được hiệu quả của chế phẩm  sinh học khi sử dụng trên vịt đẻ).
       - Thức ăn giảm: 25kg x 8600 = 215.000đ/đàn/ngày(ĐC là 425kg)
Một ngày sử dụng hết 400kg/2500 con.
-          Giảm chi phí 1000đ/kg do sd thức ăn thông thường: một ngày sd 400kg nên tiết kiệm được 400.000đ.
-          SD chế phẩm sinh học vườn sinh thái: 2 ngày mới cho ăn một lần vào bữa chiều tối. Bữa tối chỉ sd 80kg thức ăn để trộn tương đương 8 nắp = 40ml = 62.000đ/2 ngày. Mỗi ngày 31.000đè1 tháng 930.000đ.
-          Trứng tăng TB =10-15% = 300-310 quả/ngày. Đơn giá trứng 2400-2500đ/quả = 720.000đ
Ngoài ra, Đàn vịt nhà ông Hà được nuôi trên diện tích mặt ao là 2 ha. Dưới ao có thả cá, từ khi sử dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái ao bớt bị ô nhiễm, tỷ lệ cá chết không đáng kể, ông Hà chia sẻ.
Như vậy hiệu quả của chế phẩm rất rõ rệt qua mô hình trên, và qua mô hình này chúng tôi rút ra một kết luận như sau: Khi sử dụng chế phẩm sinh học  Vườn Sinh Thái trên vật nuôi sẽ đạt giảm được lượng thức ăn đầu vào là 16,4%(KQ mô hình). Nó bao gồm giảm khẩu phần ăn trực tiếp qua một thời gian sử dụng nhất định và giảm chi phí thức ăn gián tiếp tức là khi sử dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái người chăn nuôi không nhất thiết phải sử dụng các loại cám chất lượng cao, có giá thành cao, từ đó chúng ta có thể giảm chi phí thức ăn chăn nuôi một cách rõ rệt.

Mô hình áp dụng chế phẩm sinh học thành công trên lúa

Sử dụng chế phẩm sinh học vườn sinh thái cho cây lúa ở Thanh Hóa
*Công dụng của chế phẩm sinh học vườn sinh thái cho cây lúa:
Chế phẩm sinh học thúc đẩy bộ rễ phát triển, lá to, xanh và dày, tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu, hỗ trợ cây quang hợp tốt, hạt mảy, lúa cứng cây ít đổ ngã,Ngoài ra, chế phẩm sinh học còn nâng cao sức đề kháng (chống chịu sâu bệnh, chống rét, chống hạn…). Giảm phân bón từ 30 – 50%, cho năng suất từ 8 – 15%, thu hoạch sớm hơn vụ đại trà từ 5 – 7 ngày.

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More